fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Công việc của pháp chế doanh nghiệp

Pháp chế doanh nghiệp ngày càng được khẳng định trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay. Để được đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế của mình, các doanh nghiệp không thể không tìm tới các chuyên viên pháp chế. Vậy pháp chế doanh nghiệp phải làm những công việc gì? Vai trò của pháp chế trong doanh nghiệp như thế nào? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về pháp chế doanh nghiệp, Học viện đào tạo pháp chế ICA mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Pháp chế doanh nghiệp

Bộ phận pháp chế là bộ phận được doanh nghiệp bố trí để xây dựng quy tắc, quy định trong doanh nghiệp, điều tiết, kiểm soát và xử lý các vấn đề liên quan tới pháp lý của doanh nghiệp đúng với quy định nội bộ của doanh nghiệp và phù hợp với quy định của pháp luật. Bộ phận pháp chế cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổ chức pháp chế nội bộ của doanh nghiệp

Tuỳ theo nhu cầu kinh doanh, tổ chức của các doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức tổ chức pháp chế doanh nghiệp cho mình. Các doanh nghiệp quy mô lớn, hay có những ngành nghề chuyên biệt, cần có ý kiến của ban pháp chế thì thường hay thành lập Phòng pháp chế hay Ban pháp chế, còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sử dụng các cán bộ pháp chế.

Trong Phòng pháp chế, Ban pháp chế doanh nghiệp, các cán bộ pháp chế có thể là luật sư, luật sư tập sự, trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên luật,…Do quy mô sản xuất ngày càng phát triển, phạm vi kinh doanh ngày càng mở rộng, nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh lớn có liên quan tới yếu tố nước ngoài, nhiều dự án đầu tư phải tiến hành đấu thầu quốc tế, trong nhiều trường hợp, các doanh  nghiệp thuê các tổ chức hành nghê luật chuyên nghiệp để thực hiện một số công việc chuyên biệt, song song với pháp chế nội bộ doanh nghiệp.

Vai trò của pháp chế doanh nghiệp

Nghĩa vụ pháp luật là một trong những tiêu chí giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Bộ phận pháp chế là bộ phận phụ trách truyền tải kiến thức pháp luật vào đời sống doanh nghiệp, từng bước nâng cao tri thức pháp luật không chỉ cho người lãnh đạo mà còn cả cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp.

Giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật trên cơ sở chuyển biến ý thức, hành vi chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân viên thành hành động, hoạt động của doanh nghiệp.

Sự tư vấn của pháp chế doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh ngay cả khi các chính sách mới của nhà nước mới được ban hành.

Pháp chế doanh nghiệp với kỹ năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của mình có thể thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước, hướng dẫn pháp lý, soạn thảo văn bản,…để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, của đối tác, nhu cầu của doanh nghiệp.

Pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp biết được trong mỗi thủ tục hành chính, mỗi hợp đồng của doanh  nghiệp mình với doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân khác thì trình tự thủ tục cần thực hiện là gì, ai, cơ quan nào giải quyết, chi phí phát sinh như thế nào, nội dung thế nào đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp, thoả thuận như vậy có bị pháp luật cấm không. Từ đó, doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro, thời gian, nhân lực, vật lực.

Công việc của pháp chế doanh nghiệp

Công việc của pháp chế doanh nghiệp

Các công việc mà pháp chế doanh nghiệp thường thực hiện bao gồm:

  • Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh;
  • Thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để dảm bảo không trái pháp luật;
  • Quản lý nội bộ doanh nghiệp liên quan đến người lao động, xử lý tình huống khi có sự việc phát sinh

Pháp chế doanh nghiệp còn thực hiện công việc soạn thảo cũng như thẩm định các quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của doanh nghiệp. Thông qua bộ phận pháp chế, các văn bản trước khi được trình lên cơ quan lãnh đạo duyệt đều thông qua bộ phận pháp chế thẩm định, như thế sẽ đảm bảo yêu cầu văn bản hợp lệ, logic và tuân theo pháp luật.

Bộ phận pháp chế thực hiện công việc cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành, về tình hình thị trường kinh tế qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc cơ quan nhà nước và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành, trong các dự án đầu tư, tài chính, tín dụng và thương mại.

Khi tham gia đàm phán với các đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài, việc sử dụng đội ngũ pháp chế là cần thiết. Đội ngũ pháp chế sẽ đưa ra các tư vấn, lời khuyên dành cho các chủ doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến cơ hội, rủi ro pháp lý.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường trú trọng việc kinh doanh, phát triển đầu tư, xây dựng đội ngũ kinh doanh mà bỏ qua sự an toàn liên quan tới pháp lý. Điều này được thể hiện khi nhiều doanh nghiệp của Việt Nam không có bộ phận pháp chế hay người có khả năng nắm bắt các vấn đề liên quan tới kiểm soát nguy cơ liên quan đến áp dụng pháp luật.

Các doanh nghiệp nên tiến hành thành lập riêng cho mình một bộ phận pháp chế chuyên nghiệp để tư vấn, hỗ trợ, tham mưu, giúp đỡ trong công tác thực hiện đường lối, chính sách của Nhà nước, hạn chế được các rủi ro khi ký kết các hợp đồng làm ăn, đồng thời nắm bắt các cơ hội để phát triển doanh nghiệp của mình.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Công việc của pháp chế doanh nghiệp”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Câu hỏi thường gặp

Những khó khăn khi làm pháp chế doanh nghiệp là gì?

Rủi ro có thể phát sinh bất cứ lúc nào, nếu pháp chế doanh nghiệp không đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng giải quyết thì sẽ gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp.
Tư vấn sai cho doanh nghiệp có thể làm cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sai, vi phạm pháp luật.

Môi trường làm việc của nhân viên pháp chế như nào?

Phần lớn nhân viên pháp chế đều phải làm việc toàn thời gian ở văn phòng. Tuy nhiên, họ vẫn có thể làm thêm giờ để đảm bảo đúng thời gian giải quyết công việc

5/5 - (1 bình chọn)

1 comments on “Công việc của pháp chế doanh nghiệp là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết