fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Sinh viên HLU ra trường làm việc gì?

Trường Đại học Luật Hà Nội (HLU) là trường đào tạo ngành luật hàng đầu Việt Nam, hiện nay HLU đang giảng dạy 5 ngành học chính: Luật chung, Luật Kinh tế, Luật thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh và Luật Chất lượng cao.

Chương trình đào tạo của trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình đào tạo trình độ đại học Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội được xây dựng nhằm trang bị cho người học kiến thức lý luận toàn diện, chuyên sâu về pháp luật, vững chắc về thực tiễn pháp lý và kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật, kiến thức cần thiết về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng nghiên cứu và thực hành nghề luật, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp trong nghề luật.

Những vị trí mà sinh viên HLU sau khi tốt nghiệp có thể làm

Sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội có thể đảm nhiệm được các vị trí việc làm thuộc nhóm công việc: Thực hiện pháp luật; tư vấn pháp luật; giảng dạy và nghiên cứu pháp luật. Trong đó:

– Thực hiện pháp luật gồm tham gia thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý tại Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại và các cơ quan tư pháp khác; thực hiện các công việc về pháp lý theo chức năng tại các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), các cơ quan hành chính nhà nước trung ương và địa phương (Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp); tham gia các công việc liên quan đến pháp luật tại các cơ quan thông tấn, truyền thông như phóng viên, biên tập viên về pháp luật, thực hiện các công việc về pháp lý tại các cơ quan nhà nước khác;

– Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng gồm tư vấn, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng trong nước và nước ngoài trong các lĩnh vực pháp luật như: hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế, thương mại, quốc tế,…tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, thừa phát lại,…

– Giảng dạy, nghiên cứu pháp luật gồm tham gia giảng dạy các môn chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo luật; tham gia nghiên cứu khoa học với tư cách là nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo đại học, các viện nghiên cứu và các cơ sở nghiên cứu pháp luật khác.

Sinh viên HLU ra trường làm việc gì?

Chuyên viên pháp chế

Nhiệm vụ của bộ phận này là tư vấn, kiểm soát các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Từ đó, tránh được những sai phạm có thể xảy ra. Ngoài các doanh nghiệp, bạn có thể tham gia đội ngũ pháp chế trong các ngân hàng thương mại. Nhiệm vụ chính là đảm bảo những hoạt động của ngân hàng không vi phạm pháp luật. Ngoài ra, bạn phải thực hiện rà soát hợp đồng, đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu hóa. Bên cạnh phòng pháp chế, ngân hàng thường có các phòng/ban khác cần nhân sự ngành luật như đầu tư, thu hồi nợ, tố tụng…

Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp, cá nhân. Do đó, họ phải nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý. Chuyên viên pháp lý phải thường xuyên gặp mặt, làm việc với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác nhau. Bên cạnh đó, chuyên viên pháp lý phải cập nhật những thay đổi của quy định pháp luật. Để làm công việc chuyên viên pháp lý, bạn phải tốt nghiệp chuyên ngành luật. Đồng thời bạn phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, đàm phán, tin học văn phòng. Bạn phải linh hoạt để giải quyết các tình huống pháp lý.

Luật sư

Công việc chính của luật sư là nghiên cứu, phân tích hồ sơ vụ án, vụ việc, soạn thảo các văn bản pháp lý để giải quyết công việc. Tư vấn pháp lý, đại diện theo pháp luật cho các cá nhân, tổ chức để giải quyết các tranh chấp, tố tụng…Thu thập chứng cứ trong quá trình kiện tụng. Cung cấp hồ sơ kiện tụng cho Tòa án, nhà nước hoặc tổ chức trọng tài. Nghiên cứu ngành luật, cập nhật quy định pháp luật theo yêu cầu công việc. Làm việc trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp hay các cơ quan pháp luật. Đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật. Luật sư hỗ trợ, đem lại các giải pháp pháp lý cho khách hàng.

Yêu cầu đối với luật sư là phải tốt nghiệp chuyên ngành luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư. Bên cạnh đó, phải có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, phân tích và xử lý tình huống tốt. Ngoài ra, phải có khả năng làm việc độc lập và nhóm hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm cao, tác phong chuyên nghiệp.

Công chứng viên

Đây là người tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng. Công chứng viên còn chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hồ sơ theo quy định pháp luật. Trong ngành luật, công chứng viên còn là người hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý. Yêu cầu về kinh nghiệm của công chứng viên khá cao. Ứng viên vị trí này phải công tác pháp luật từ 5 năm trở lên sau khi tốt nghiệp ngành luật. Bên cạnh đó, bạn cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp và giải quyết vấn đề.

Thư ký tòa án

Thư ký tòa án là công chức làm việc tại Tòa án. Nhiệm vụ là ghi chép, tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ. Thư ký tòa án còn là người hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Để ứng tuyển trở thành thư ký tòa án, bạn phải có bằng cử nhân ngành Luật. Bên cạnh đó, bạn phải vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Tòa án. Các kỹ năng cần có: giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình, tin học văn phòng.

Kiểm sát viên

Công việc chính là điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Kiểm sát hoạt động tố tụng các vụ án dân sự, hình sự. Ngoài ra, họ có thể thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát. Kiểm sát viên là người có trình độ cử nhân ngành luật và được công nhận là chuyên viên pháp lý. Ngoài chuyên môn, bạn phải nắm được nghiệp vụ. Bên cạnh đó, bạn phải có các kỹ năng tranh biện, hùng biện, phân tích và xử lý thông tin… Trở thành kiểm sát viên/ bạn phải luôn có bản lĩnh vững vàng, đạo đức, liêm khiết.

Thẩm phán

Đây là chức danh cao quý thuộc về những người có nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” bảo vệ công lý và thực thi pháp luật. Trở thành thẩm phán bạn sẽ nắm trong tay rất nhiều quyền lực, danh vọng và địa vị. Nhưng bạn cũng phải chịu trách nhiệm cao với công việc này. Để trở thành thẩm phán là cả một quá trình. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật, bạn còn phải trải qua 3 bước sau: – Làm thư ký tòa án – Tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán – Có quyết định bổ nhiệm thẩm phán của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Giảng viên ngành luật

Công việc giảng viên ngành luật phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu pháp luật. Bạn có thể trở thành giảng viên ngành luật ở các trường đào tạo chuyên ngành này. Ngoài ra, một số trường đại học cũng cần giảng viên giảng dạy về pháp luật chung, luật chuyên ngành. Do đó, nhu cầu giảng viên ngành luật ngày một tăng, tạo ra cơ hội việc làm. Làm giảng viên, bạn cần có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành luật. Hoặc ít nhất là bằng cử nhân loại giỏi ngành luật hệ chính quy. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về luật, bạn cần có nghiệp vụ sư phạm. Các kỹ năng hỗ trợ cần có như: tin học, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình…

Sinh viên HLU mới ra trường muốn làm pháp chế thì phải làm gì?

Sinh viên mới ra trường sẽ chưa có nhiều kinh nghiệm hay những trải nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật mà chỉ được nghe qua lý thuyết giảng dạy trên trường. Để làm pháp chế doanh nghiệp thì sinh viên HLU cần lưu ý và trang bị những kỹ năng sau:

  • Thứ nhất, bạn phải nắm rõ kiến thức pháp luật liên quan đến doanh nghiệp;
  • Thứ hai, biết tư duy và giải quyết các tình huống pháp luật đơn giản;
  • Thứ ba, biết tư vấn và soạn thảo văn bản hành chính thông dụng;
  • Thứ tư, có khả năng giao tiếp, thuyết phục người khác;

Ngoài ra, bạn cần phải có khả năng chịu được áp lực công việc, khả năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân.

Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp ICA đang mở khoá học đào tạo pháp chế, bạn có thể đăng ký tham gia khoá học ngay để được hướng dẫn, định hướng sinh viên có những kỹ năng cơ bản trở thành một nhân viên pháp chế doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ đăng ký khóa học pháp chế doanh nghiệp tại ICA

Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sinh viên HLU ra trường sẽ làm gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Câu hỏi thường gặp

Khi phỏng vấn các vị trí ngành luật cần lưu ý điều gì?

Trong buổi phỏng vấn bạn cần phải tự tin. Tự tin trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng, nếu gặp những câu hỏi khó chưa thể trả lời được thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Ngoài ra, bạn cần lưu ý trả lời thành thật bằng kiến thức của bản thân.

Khi viết CV xin việc cho tân cử nhân luật thì cần lưu ý điều gì?

Trong CV ứng tuyển, bạn cần hạn chế các lỗi trình bày, lỗi font, lỗi chính tả, ngữ pháp. Bạn chỉ nên viết CV ứng tuyển dài khoảng từ 1-2 trang và chỉ chứa những thông tin cần thiết, không lan man, dài dòng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết