fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Có phải pháp chế chỉ cần biết luật doanh nghiệp hay không?

Với thời đại nền kinh tế mở cửa như hiện nay, số tiền các doanh nghiệp đầu tư hay nhận đàu tư ngày càng gia tăng, theo đó mà kèm theo các mối lo ngại pháp lý trong việc hoạt động kinh doanh. Để có sự an tâm, các công ty, doanh nghiệp hiện nay đã có xu hướng tuyển dụng những nhân sự với vị trí là chuyên viên pháp chế doanh nghiệp. Nhiều thắc mắc đặt ra rằng có phải pháp chế chỉ cần biết luật doanh nghiệp hay không? Hay sẽ cần biết thêm các lĩnh vực khác? Bạn đọc hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu tại nội dung bài viết sau:

Chuyên viên pháp chế là những ai?

Chuyên viên pháp chế (chuyên viên pháp lý) được biết đến là những người được đào tạo chuyên môn về pháp lý ở một số khu vực pháp lý nhất định, chịu trách nhiệm về các công việc hành chính, điều hành pháp lý trong bộ phận pháp chế của một tổ chức hoặc văn phòng luật.

Họ là người đại diện pháp luật của công ty, có vai trò xử lý, hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục có liên quan đến vấn đề pháp lý.

Hiểu một cách đơn giản thì chuyên viên pháp lý là người hỗ trợ, xử lý các vấn đề có liên quan đến pháp luật của công ty theo đúng quy định. Đảm bảo sự phát triển ổn định, mạnh mẽ, thuận lợi, tránh các trường hợp kiện tụng trong quá trình hoạt động, hợp tác.

Chuyên viên pháp chế sẽ làm những công việc gì?

Để biết chuyên viên pháp chế làm những công việc gì, mời bạn tham khảo phần mô tả công việc đầy đủ và chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Phụ trách và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề pháp lý của công ty

Chuyên viên pháp lý cần phụ trách, chịu trách nhiệm đối với mọi vấn đề có liên quan đến pháp lý của đơn vị. Đảm nhiệm việc tham mưu, hỗ trợ tư vấn kịp thời, chính xác cho Ban giám đốc về những vấn đề pháp lý khác nhau như: quản trị tài chính doanh nghiệp, liên doanh quốc tế, luật doanh nghiệp,…

Đồng thời, họ cũng là người chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính pháp lý, mức độ hợp pháp của mọi giao dịch kinh doanh trong công ty. Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý, thủ tục như: đăng ký nhãn hiệu, thay đổi đăng ký kinh doanh,…

Quản lý các vấn đề về pháp lý với các đối tượng bên ngoài công ty

Liên hệ, thực hiện giao dịch với các đối tượng nằm ngoài công ty, nhằm đảm bảo giải quyết tốt các công việc do Ban giám đốc của công ty yêu cầu.

Tham gia các hoạt động tố tụng được phân công từ Ban giám đốc, nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công ty.

Đại diện công ty thực hiện việc đàm phán, trao đổi với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, gồm: các cơ quan chính quyền, tư vấn viên pháp luật ngoài doanh nghiệp,… để xây dựng lòng tin, mối quan hệ tốt. Sau đó, tiến hành xử lý các vấn đề mang tính phức tạp với các bên liên quan.

Xây dựng, kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách của công ty

Chuyên viên pháp chế sẽ phối hợp với người quản lý doanh nghiệp để xây dựng các chính sách quản lý nội bộ cũng như giám sát việc triển khai, thực hiện chính sách của các thành viên trong công ty, xây dựng chiến lược phòng vệ có giá trị.

Đảm nhận vai trò kiểm tra hệ thống các chính sách nội bộ để đảm bảo rằng các chính sách hiện đang được ban hành và thực hiện trong công ty là hoàn toàn phù hợp với quy định trong pháp luật hiện hành.

Tiến hành nghiên cứu, đánh giá những yếu tố rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến các quyết định, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Áp dụng những phương pháp quản trị rủi ro phù hợp để đưa ra khuyến nghị về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra. Thông qua đó, đề xuất ra những biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả.

Có phải pháp chế chỉ cần biết luật doanh nghiệp hay không?

Hỗ trợ việc thiết lập cho các bộ phận trong công ty hệ thống ISO, tham gia đánh giá các hệ thống quản lý nội bộ hiện có của công ty theo tiêu chuẩn ISO.

Soạn thảo hợp đồng, tài liệu pháp lý của công ty

Chuyên viên pháp chế sẽ tham gia vào việc soạn thảo các tài liệu, văn bản pháp lý và các hợp đồng, thỏa thuận để đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của công ty. Cùng với đó là chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản, hợp đồng pháp lý mà đơn vị ban hành, ký kết, tính hợp pháp của những giao dịch mà công ty thực hiện.

Chịu trách nhiệm chuẩn bị những hồ sơ pháp lý cần thiết của công ty. Thực hiện kiểm tra, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các tài liệu, văn bản giao dịch, các hồ sơ pháp lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động đều đang được thực hiện theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp cùng các quy định pháp luật khác có liên quan do Nhà nước ban hành.

Nghiên cứu những quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động của công ty

Đảm nhận vai trò nghiên cứu các thông tư, nghị định, luật,… liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động. Đồng thời giải thích các từ ngữ pháp lý cho mọi thành viên trong công ty sao cho đảm bảo mọi quy trình hoạt động, thủ tục của công ty đều hợp pháp.

Bên cạnh đó, chuyên viên pháp lý cần chịu trách nhiệm quản lý các hồ sơ, văn bản pháp lý cũng như giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh của đơn vị.

Cập nhật các quy định, bổ sung mới về pháp luật hiện hành

Cập nhật, nghiên cứu các kiến thức mới nhất về pháp luật như thông tư, nghị định, các thay đổi về luật,… liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động một cách thường xuyên, kịp thời cho các cấp quản lý.

Có phải pháp chế chỉ cần biết luật doanh nghiệp hay không?

Theo những phân tích nêu trên, có thể thấy rằng công việc của nhân viên pháp chế là rất đa dạng. Khi làm pháp chế, sẽ cần tập trung vào những lĩnh vực pháp luật sau:

Pháp luật về doanh nghiệp

Để thực hiện mong muốn của chủ sở hữu doanh nghiệp, là chủ doanh nghiệp tư nhân. thành viên hợp danh và thành viên góp vốn tại công ty hợp danh và thành viên góp vốn tại công ty hợp danh, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viện công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông công ty cổ phần về việc tham gia vào hoạt động kinh doanh, đa phần để sinh lợi, thì việc đầu tiên chủ sở hữu doanh nghiệp cần phải làm, đó là thành lập doanh nghiệp. Đối với các loại hình này, tùy yêu cầu pháp lý, mà cá nhân, tổ chức có thể một mình thành lập, hoặc “ hùn hạp” với tổ chức, cá nhân khác. Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải có đầy đủ các điều kiện pháp lý theo quy định pháp luật mới được tham gia vào hoạt động kinh doanh. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm, tổ chức quản lý, điều hành theo quy định pháp luật. Nên người làm pháp chế doanh nghiệp, theo đặc thù công việc chi tiết nghề pháp chế cần phải có sự hiểu biết chi tiết và sâu sắc về pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Pháp luật về hợp đồng

Ở trường đại học, các nội dung liên quan đến hợp đồng thường được học trong các môn: Luật dân sự Việt Nam 1, Luật dân sự Việt Nam 2, Luật Thương mại Việt Nam 2, Hợp đồng trong hoạt động thương mại,…. Các kiến thức pháp luật cần nắm vững là: Nhận diện, xác định một hợp đồng trên thực tế; điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, các trường hợp hợp đồng vô hiệu và hậu quả của hợp đồng vô hiệu; thực hiện hợp đồng, sửa đổi hợp đồng; biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng; chấm dứt hợp đồng.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp

Các môn học gồm nội dung liên quan đến giải quyết tranh chấp: Luật tố tụng dân sự, Luật trọng tài thương mại, Luật thi hành dân sự. Các kiến thức mà người học cần nắm vững: Thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết việc thi hành án; trình tự, thủ tục giải quyết vụ, việc; quy định về biểu mẫu, cách thức sử dụng các biểu mẫu cần thiết cho công việc.

Pháp luật về lao động

Các môn học thường lĩnh vực này thường là: Luật lao động, Pháp luật về an sinh xã hội, Pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Áp dụng pháp luật lao động vào quản lý doanh nghiệp,…

Các kiến thức pháp luật cần nắm vững: Tuyển dụng, thử việc, giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, kỷ luật; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; giải quyết tranh chấp lao động.

Như vậy, khi làm pháp chế sẽ cần biết đến nhiều luật, nhiều lĩnh vực chứ không chỉ là luật doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Có phải pháp chế chỉ cần biết luật doanh nghiệp hay không?”. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Nghề pháp chế có đặc điểm gì?

Không giống như những ngành nghề Luật khác, nghề pháp chế không hề được quy định thành một nghề trong lĩnh vực tư pháp. Nó được hình thành dựa trên nhu cầu của xã hội.
Nghề pháp chế có mức lương trung bình thường cao hơn các nhóm ngành nghề khác trong lĩnh vực pháp lý.
Nghề pháp chế không chỉ cần giỏi kiến thức pháp lý. Đôi khi kiến thức pháp lý chỉ là phụ, sự nhạy bén và chủ động trong công việc mới là yếu tố quyết định sự thành bại.
Pháp chế không chỉ là người giải quyết các công việc pháp lý. Vì là vị trí công việc được hình thành dựa trên nhu cầu xã hội, việc tuyển dụng và sử dụng nhân sự là tự do thỏa thuận giữa các bên nên đôi khi một nhân viên pháp chế phải thực hiện những trách nhiệm công việc khác, thậm chí là không liên quan tới pháp luật như tiếp khách, giải quyết các vấn đề hành chính…

Tiêu chuẩn để trở thành một nhân viên pháp chế là gì?

Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật là yếu tố bắt buộc. Có chứng chỉ hành nghề Luật sư là một lợi thế trong công việc khi công ty có phát sinh hoạt động tố tụng có liên quan
Có kinh nghiệm ở vị trí tương đương hoặc có kinh nghiệm công tác trong các hãng luật từ 1 – 2 năm
Khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề tốt
Giao tiếp tốt, tự tin, linh hoạt trong công việc
Thành thạo tin học văn phòng
Cẩn thận, trung thực và nhiệt tình trong công việc

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết