fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Nhảy việc pháp chế cần lưu ý gì?

Hiện nay tình trạng nhảy việc có thể thấy rằng đã không còn quá xa lạ, điều này diễn ra phổ biến ở những người lao động với mong muốn tìm một vị trí hay môi trường làm việc phù hợp và có cơ hội phát triển bản thân. Tuy nhiên, trước khi nhảy việc người lao động sẽ cần nắm rõ các quy định của công ty để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mình. Vậy cụ thể khi nhảy việc pháp chế cần lưu ý gì? Bài viết dưới đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Pháp chế doanh nghiệp tiếng Anh là “Lawyer-in-house” hoặc “Corporate Law”. Pháp chế doanh nghiệp là vị trí thực hiện việc tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng theo luật pháp Nhà nước. Họ hỗ trợ cơ quan quản lý tạo ra các quy tắc nội bộ để quản lý, kiểm soát, điều hành doanh nghiệp. Và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp.

Vai trò của bộ phận Pháp chế doanh nghiệp

1. Tạo và góp ý các quy chế nội bộ doanh nghiệp

Bộ phận pháp chế doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở vai trò là thực hiện xây dựng các quy chế, quy tắc quản lý nội bộ trong doanh nghiệp mà còn tham gia đóng góp ý kiến cho các nhà quản lý cấp cao. Cụ thể là họ sẽ trực tiếp soạn thảo, xây dựng bộ quy chế nội bộ, các văn bản quy định thông báo cho nhân viên. Trong trường hợp các nhà lãnh đạo, chủ sở hữu công ty xây dựng các dự thảo, điều lệ, hợp đồng lao động, nội quy lao động,… thì pháp chế doanh nghiệp cũng sẽ tham gia thẩm định, đóng góp ý kiến dưới góc độ pháp lý, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

2. Điều tiết, kiểm soát hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp. Ví dụ như việc vi phạm nội quy của cá nhân, phòng ban; kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc các vấn đề về tranh chấp quyền lợi trong và ngoài doanh nghiệp,…

Bộ phận pháp chế doanh nghiệp nói chung có vai trò điều tiết, giám sát và kiểm soát hoạt động của các bộ phận khác. Đảm bảo tất cả mọi hoạt động phải tuân thủ theo các quy định, quy chế nội bộ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật. Họ cũng giúp nhà quản trị tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người lao động hoặc thay mặt nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham gia tố tụng, tham mưu.

Một số đặc điểm của nghề pháp chế

  • Không giống như những ngành nghề Luật khác, nghề pháp chế không hề được quy định thành một nghề trong lĩnh vực tư pháp. Nó được hình thành dựa trên nhu cầu của xã hội.
  • Nghề pháp chế không chỉ cần giỏi kiến thức pháp lý. Đôi khi kiến thức pháp lý chỉ là phụ, sự nhạy bén và chủ động trong công việc mới là yếu tố quyết định sự thành bại.
  • Nghề pháp chế có mức lương trung bình thường cao hơn các nhóm ngành nghề khác trong lĩnh vực pháp lý.
  • Pháp chế không chỉ là người giải quyết các công việc pháp lý. Vì là vị trí công việc được hình thành dựa trên nhu cầu xã hội, việc tuyển dụng và sử dụng nhân sự là tự do thỏa thuận giữa các bên nên đôi khi một nhân viên pháp chế phải thực hiện những trách nhiệm công việc khác, thậm chí là không liên quan tới pháp luật như tiếp khách, giải quyết các vấn đề hành chính…
Nhảy việc pháp chế cần lưu ý gì?

Nhảy việc pháp chế cần lưu ý gì?

Nhảy việc liên tục là hiện tượng phổ biến ở các bạn trẻ hiện nay, đặc biệt là những bạn còn lạc lối với việc khám phá đam mê nghề nghiệp của mình. Có thể nhiều chuyên viên pháp chế hiện nay đã dấy lên mong muốn nhảy việc từ lâu. Thế nhưng, “dục tốc” thì “bất đạt”. Nhảy việc không khéo léo hoàn toàn có thể tạo ấn tượng không tốt trong mắt đồng nghiệp và sếp. Chính vì thế, cần xác định rõ những điểm sau trước khi đưa ra quyết định nhảy việc.

Lựa chọn thời gian phù hợp

Theo các báo cáo và phân tích từ các chuyên gia trong ngành nhân sự và tuyển dụng, tình trạng khan hiếm nguồn lực đều xảy ra vào thời điểm đầu năm hoặc sau kỳ nghỉ Tết dài. Tận dụng cơ hội đó, chuyên viên pháp chế có thể tìm kiếm và bắt đầu đến với công việc mới.

Điều này không chỉ giúp chuyên viên nhảy việc pháp chế nhận được khoảng thưởng Tết trọn vẹn, mà còn bắt đầu một năm mới cùng với những điều mới, đồng nghiệp mới, công việc mới… Đây cũng là một cách để “đầu xuôi đuôi lọt”.

Bạn có lý do chính đáng để tạm biệt công việc cũ

Có rất nhiều lý do để nhảy việc, nhưng lại có rất ít lý do chính đáng để chuyên viên pháp chế tạm biệt công việc hiện tại. Ngay lúc này, điều cần làm chính là liệt kê tất thảy những lý do khiến bản thân muốn tạm biệt công ty cũ. Đừng cảm thấy có lỗi trước những lý do nghe có vẻ không chính đáng lắm. Chuyên viên pháp chế hãy cứ lắng nghe chính mình, ghi ra hết những tâm tư sâu kín nhất và đối mặt với nó.

Sau đó, tiếp tục đưa ra những giải pháp, hướng giải quyết phù hợp cho những lý do đó; từ đó gỡ rối những vấn đề còn tồn đọng. Những vấn đề nào thật sự “vô phương cứu chữa”, có nghĩ cách mấy cũng không tìm được hướng giải quyết, đấy chính là những lý do thực sự khiến công việc hiện tại không còn phù hợp với bản thân mình.

Bạn đã gắn bó với công ty đủ lâu

Nhảy việc đôi khi không phải vì lý do tiêu cực, chỉ đơn giản là chuyên viên nhảy việc pháp chế đã cảm thấy “đủ” khi làm việc tại đây. Vậy như thế nào là “đủ”? Và làm thế nào để biết rằng liệu đã “đủ” với công việc này hay chưa?

Để trả lời điều này, người nhảy việc pháp chế có thể đặt một số câu hỏi cho bản thân như: Mình có thể phát triển sự nghiệp thêm ở môi trường này nữa hay không? Công việc của mình có đang lặp đi lặp lại một cách nhàm chán? Mình đang mong muốn phát triển kỹ năng gì và liệu công ty hiện tại có đang giúp mình phát triển kỹ năng đó hay không? 

Một khi trả lời xác đáng được những câu hỏi trên, chuyên viên pháp chế khi nhảy việc chắc chắn sẽ biết rằng mình có muốn tìm một “vùng đất hứa” mới mẻ hơn hay không!

Bạn tự tin vào chính mình

Nhảy việc là một công việc đòi hỏi sự tự tin. Bởi lẽ, biết đâu sau khi nhảy việc, một ngày nào đó bạn lại nảy sinh ý định muốn tìm một công việc khác tốt hơn? Thế nên, hãy luôn tự tin vào chính mình. Nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan trước khi đưa ra quyết định.

Những kế hoạch, định hướng mới đã sẵn sàng

Thời gian thay đổi, con người cũng phát triển qua mỗi ngày. Một sự thật không thể chối cãi đấy chính là không ai làm mãi một công việc, một công ty hay một vị trí. Vì vậy, nếu như công việc hiện tại không phù hợp với lộ trình của bạn trong tương lai, hãy cứ mạnh dạn nhảy việc.

Thêm vào đó, đây cũng là lý do ít bị hỏi vặn vẹo nhất, bởi không phải ai cũng muốn tọc mạch quá sâu vào dự định cá nhân của người khác. Hoặc biết đâu được, khi người nhảy việc chia sẻ lý do nghỉ tại doanh nghiệp này cho sếp, họ lại hoàn toàn có thể tạo điều kiện giữ bạn lại thì sao?

Trên đây là tư vấn của Học viện đào tạo pháp chế về nội dung “Nhảy việc pháp chế cần lưu ý gì?“. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Chuyên viên pháp chế là ai?

Chuyên viên pháp chế hay chuyên viên pháp lý là người đại diện cho công ty về các vấn đề có liên quan tới pháp luật. Họ đảm nhiệm các nhiệm vụ công việc có liên quan đến hợp đồng và các vấn đề pháp lý. Đồng thời họ cũng giúp doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục có liên quan khác.

Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước có chức năng gì?

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 55/2011/NĐ-CP thì tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết