fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Pháp chế ngân hàng

Ngân hàng là lĩnh vực luôn luôn hoạt động theo pháp luật một cách nghiêm ngặt. Trong mỗi ngân hàng đều có bộ phận pháp chế riêng và bộ phận này có vị trí rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Dó đó, pháp chế ngân hàng luôn được các nhà lãnh đạo chú trọng tuyển dụng. Vậy, pháp chế ngân hàng được tổ chức như nào? Tiêu chỉ tuyển dụng pháp chế ngân hàng năm 2023 được quy định ra sao? Nội dung bài viết dưới đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ mang đến câu trả lời chính xác cho bạn đọc, kính mời bạn đọc cùng tham khảo.

Tầm quan trọng của pháp chế ngân hàng

Nếu không am hiểu pháp luật thì các doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng giống như lạc vào rừng và dễ vướng vào rủi ro pháp lý. Và khi vướng vào rủi ro pháp lý sẽ gây cho ngân hàng nhiều thiệt hại như tiền bạc, uy tín, thời gian, công sức để giải quyết. Pháp chế ngân hàng sẽ có vai trò đảm bảo mọi hoạt động quản lý và kinh doanh của ngân hàng đều thực hiện đúng quy định pháp luật, từ đó bảo vệ được quyền lợi của khách hàng, điều tiết hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính và nghiên cứu, phát triển chính sách tài chính, giảm thiểu những rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho ngân hàng.

Cơ cấu phòng pháp chế ngân hàng

Tuỳ theo cách thức tổ chức, điều hành của mỗi ngân hàng mà cơ cấu của phòng pháp chế sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung phòng pháp chế ngân hàng bao gồm các bộ phận: Bộ phận tổng hợp và tư vấn, bộ phận xử lý nợ, bộ phận pháp lý chứng từ, bộ phận quản lý đầu tư,…Từng bộ phận của phòng pháp chế sẽ đảm nhận nhiệm vụ khác nhau.

Trưởng phòng pháp chế: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm cao nhất trước giám đốc ngân hàng về mọi mặt công tác của phòng, ban.

Phó phòng pháp chế: có vai trò giúp trưởng phòng chỉ đạo điều hành công tác của phòng pháp chế và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công.

Nhân viên pháp chế: là người thực hiện công việc theo sự chỉ đạo, giám sát của trưởng phòng pháp chế, giúp nhà quản trị ngân hàng đưa pháp luật vào thực tế hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Công việc chính của pháp chế ngân hàng

Pháp chế ngân hàng

Pháp chế ngân hàng sẽ thực hiện các công việc chủ yếu sau:

– Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia hướng dẫn nội bộ các vấn đề pháp lý để xử lý các công việc phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của ngân hàng, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng;

– Soạn thảo, chỉnh sửa, rà soát các hợp đồng mà ngân hàng sẽ ký kết với khách hàng, báo cáo và trình trường phòng pháp chế xét duyệt trước khi trình Giám đốc hoặc chuyển cho khách hàng;

– Tham gia đàm phán, soạn thảo, rà soát, có ý kiến pháp lý đối với các dự thảo hợp đồng, thoả thuận theo chỉ đạo của Giám đốc;

– Đề xuất hướng giải quyết, tham gia xử lý các vấn đề, vụ việc pháp lý, tố tụng phát sinh liên quan đến hoạt động và kinh doanh hằng ngày của ngân hàng trong phạm vi, nhiệm vụ của mình.

– Tham gia hỗ trợ thực hiện xây dựng, quản lý các văn bản nội bộ của ngân hàng;

– Định hướng, hướng dẫn kiểm soát, chịu trách nhiệm đối với hoạt động pháp lý và các công việc được phân công phụ trách. Đảm bảo việc quản lý phụ trách, phân công công việc được hợp lý và hiệu quả;

– Tham mưu cho Trưởng phòng, ban giám đốc ngân hàng giải quyết, xử lý các sự cố, vướng mắc, các tranh chấp pháp lý phát sinh trong quá trình kinh doanh;

– Đại diện cho ngân hàng trước Tòa án, cơ quan giải quyết tranh chấp.

Tiêu chí tuyển dụng pháp chế ngân hàng

Pháp chế ngân hàng là công việc vô cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nên tiêu chuẩn để trở thành pháp chế ngân hàng được yêu cầu khá cao.

Tuỳ thuộc vào từng ngân hàng khác nhau tuy nhiên để ứng tuyển vào vị trí này hầu hết ứng viên phải đáp ứng những tiêu chí sau:

Đầu tiên, người ứng tuyển phải có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng để đảm bảo công việc đạt hiệu quả tốt nhất. Yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp các trường đào tạo luật thuộc top đầu cả nước và tốt nghiệp loại khá trở lên, kinh nghiệm làm việc từ 02 năm trở lên. Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp như ngân hàng, nhà tuyển dụng cũng yêu cầu các ứng viên phải có khả năng ngoại ngữ, thành thạo tin học văn phòng.

Tiếp theo, các kỹ năng và tố chất quan trọng như tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, đàm phán, thuyết trình, xây dựng các mối quan hệ, chịu được áp lực công việc. Pháp chế ngân hàng là một trong những công việc mơ ước của nhiều cử nhân Luật. Vị trí này đòi hỏi người làm phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm cao nhưng đãi ngộ của nghề này mang lại là hoàn toàn xứng đáng. Mỗi nhân viên pháp chế đều có vai trò và sứ mệnh quan trọng giúp cho sự phát triển vững chắc của ngân hàng nơi họ đang làm việc.

Khoá học pháp chế doanh nghiệp tại ICA

Pháp chế ngân hàng có vai trò xây dựng, tạo ra và vận hành theo các chính sách nội bộ của ngân hàng, điều tiết, kiểm soát hoạt động của ngân hàng theo những chế tại dựa trên quy định của pháp luật. Đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng hoạt động trong hành lang pháp lý an toàn. Bộ phận pháp chế giúp ngân hàng tránh mọi rủi ro pháp lý đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàng.

Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên định hướng rõ ràng về bản đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp, ngân hàng, định hình đầy đủ những khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp, ngân hàng, từ đó xác định hành trang cần thiết để phục vụ cho nghề pháp chế doanh nghiệp/ngân hàng.

Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ pháp lý đa dạng cho học viên pháp chế và các đối tượng khác có mong muốn tìm hiểu về các kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh nói chung.

Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA:

Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:

Trên đây là nội dung về chủ đề: “Pháp chế ngân hàng”. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc, nếu bạn còn vướng mắc hay muốn tham gia khoá đào tạo pháp chế thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé!

Câu hỏi thường gặp:

Những kỹ năng cần có của Pháp chế ngân hàng là gì?

Một chuyên viên Pháp chế ngân hàng cần có những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm sau đây: + Kiến thức về Pháp chế ngân hàng;
+ Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề;
+ Kỹ năng giao tiếp;
+ Kỹ năng quản lý dự án;
+ Kỹ năng lãnh đạo;
+ Kỹ năng tư duy logic;
+ Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn;
+Kỹ năng tổ chức.

Lương Pháp chế ngân hàng hiện nay là bao nhiêu?

Mức lương của một chuyên viên Pháp chế ngân hàng mới ra trường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm quốc gia, vị trí công việc, kinh nghiệm và trình độ học vấn của từng cá nhân.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tìm hiểu, mức lương trung bình của một chuyên viên Pháp chế ngân hàng có kinh nghiệm từ 2 – 5 năm là 7.000.000 – 9.000.000 đồng. Có kinh nghiệm từ 5 – 10 năm, lương sẽ khoảng 9.000.000 – 12.000.000 đồng, còn từ 10 – 15 năm, lương sẽ dao động từ 12.000.000 – 15.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết