fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Bài tập tình huống luật hình sự phần chung

Năng lực xử lý tình huống là một trong những năng lực cần phải phát triển cho sinh viên học ngành luật. Nó có vai trò quan trọng giúp cho sinh viên giải quyết được các tình huống trong quá trình học tập và công việc về sau. Bài tập tình huống luật hính ự được trình bày theo các nguyên tắc, quy trình sử dụng bài tập tình huống nhằm góp phần năng cao kỹ năng này cho sinh viên. Học viện đào tạo pháp chế ICA gửi tới bạn đọc bộ tài liệu bài tập tình huống luật hình sự phần chung (có đáp án), hi vọng bài viết đem lại hữu ích cho bạn đọc.

Tình huống 1:

A trộm cắp tài sản của B trị giá 80 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù giam. Anh (chị) hãy xác định:

1. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì? Tại sao?

2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao?

3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ? Tại sao?

Đáp án:

1. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội phạm nghiêm trọng. Vì theo điểm b khoản 1 Điều 9 thì mức cao nhất của khung hình phạt đến 07 năm tù, như vậy, khoản 2 Điều 173 mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đã thỏa mãn phân loại tội phạm nghiêm trọng.

2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có CTTP vật chất. Vì thiệt hại do việc phạm tội gây ra là thiệt hại về vật chất.

3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP tăng nặng. Vì hành vi phạm tội của A bao gồm dấu hiệu định tội và dấu hiệu định khung tăng nặng (điểm c khoản 2 Điều 173).

Tình huống 2:

A 15 tuổi 6 tháng đã thực hiện hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 260 BLHS. Hãy xác định A có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay không? (Biết rằng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) được thực hiện với lỗi vô ý).

Đáp án:

A không phải chịu TNHS về hành vi của mình.

Khung hình phạt tại khoản 3 Điều 260 là từ 7 năm đến 15 năm thù theo phân loại tội phạm quy định tại Điều 9 thuộc trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng.

Khoản 2 Điều 12 BLHS quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được liệt kê theo khoản 2 này.

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260) không nằm trong nhóm người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, A không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình

Tình huống 3:

Bài tập tình huống luật hình sự phần chung

A là bác sĩ đa khoa có mở phòng mạch riêng. Trong lúc khám bệnh A đã kê toa thuốc cho bé Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của người lớn. Do sơ suất, A không kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà của bé Trung. Người nhà của bé Trung đến tiệm thuốc do H đứng bán. H bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi. Bé Trung do uống thuốc quá liều nên bị tử vong. Anh (chị) hãy xác định:

1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?

2. Hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?

3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào? Tại sao?

4. Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?

Đáp án:

1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là toa thuốc.

2. Hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp là bé Trung.

3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại kép trực tiếp. Vì có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả, hậu quả chết người do hai nguyên nhân là kê thuốc nhầm và người bán thuốc không chú ý.

4. Lỗi của A là lỗi vô ý do cẩu thả. Vì người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù điều kiện khách quan buộc A phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Tình huống 4:

Vì mâu thuẫn cá nhân A luôn tìm mọi cách để hãm hại B. Sau khi nghiên cứu lịch sinh hoạt của B, A quyết định ra tay giết B. Vào lúc 11h đêm ngày 10/9/2017, B đang trên đường trở về nhà sau khi đi chơi với người yêu thì A canh sẵn ở vị trí lựa chọn và dùng hai thanh sắt dài, đặc ruột đánh liên tiếp nhiều cái vào đầu B. Sau đó B đã được người đi đường cứu nhưng vì vết thương quá nặng nên B đã chết vào ngày 30/10/2017.

Biết rằng hành vi của A cấu thành tội giết người theo khoản 1 Điều 123 BLHS; tội giết người có quy định hậu quả là dấu hiệu định tội.

Anh chị hãy xác định:

1. Khách thể của tội phạm do A thực hiện.

2. Hành vi chuẩn bị phạm tội giết người của A trong vụ án này là hành vi nào? Tại sao?

3. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm nào? Tại sao?

Đáp án:

1.Khách thể của tội phạm là quan hện xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị B xâm hại, cụ thể: quan hệ nhân thân (tính mạng, sức khỏe con người, quyền được sống của con người…).

2. Hành vi của A:

+ Chuẩn bị kế hoạch phạm tội: Sau khi nghiên cứu lịch sinh hoạt của B, A quyết định ra tay giết B

+ Thăm dò vị trí phạm tội: A canh sẵn ở vị trí lựa chọn

+ Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội: Dùng hai thanh sắt dài, đặc ruột

+ Loại trừ trở ngại khách quan để thực hiện phạm tội dễ dàng: Đợi đến 11h đêm

Những hành vi này của A tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm cố ý thỏa mãn quy định tại Điều 14 BLHS Chuẩn bị phạm tội.

3. Thời điểm tội phạm hoàn thành: Ngày B chết 30/10/2017

Vì: Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong CTTP. Mà CTTP trong khoản 1, Điều 123 là cấu thành vật chất tức là phải có hành vi giết người hậu quả chết người và hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau. Như vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm A chết vì khi đó hành vi phạm tội của A đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong CTTP.

Tình huống 5:

Đang chấp hành bản án treo về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202 BLHS, A lại phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại khoản 3 Điều 104 BLHS. Về tội mới này A bị toà án tuyên phạt 5 năm tù. (Biết rằng bản án treo mà A đang phải chấp hành là phạt tù 2 năm và thời gian thử thách là 4 năm. A đã chấp hành được 18 tháng thì phạm tội mới)

Hãy xác định:

1.Trong lần phạm tội mới, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao?

2.Tổng hợp hình phạt của 2 bản án trên, chỉ rõ căn cứ pháp lý?

3.Thời hiệu thi hành bản án của A về tội cố ý gây thương tích? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?

Đáp án:

1.Trong lần phạm tội mới A bị coi là tái phạm.

Vì: Trong trường hợp này A đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý, cụ thể A đang phải chấp hành án treo về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (tội phạm ít nghiêm trọng) mà lại phạm tội cố ý gây thương tích, thỏa mãn quy định tại khoản 1 Điều 53 BLHS: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

2. Theo khoản 5, Điều 65 BLHS “Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.” . Như vậy chúng ta phải áp dụng hình phạt là phạt tù và tổng hợp hình phạt theo quy định của Điều 56.

Trong trường hợp này A đang chấp hành một bản án mà lại thực hiện HVPT mới nên áp dụng quy định của khoản 2, Điều 56 BLHS.

Vì thời gian thử thách không được quy đổi sang phạt tù nên A vẫn phải chấp hành cả 5 năm tù.

Như vậy,  A bị phạt 9 năm tù giam.

3. Thời hiệu được tính vào ngày A thực hiện tội cố ý gây thương tích.

Vì theo quy định tại khoản 4, Điều 60 BLHS “Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.”

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung: “Bài tập tình huống luật hình sự phần chung”. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích, khi có bất kỳ vướng mặc bạn hãy liên ngay đến chúng tôi để được giải đáp nhé!

Câu hỏi thường gặp

Đánh bạc bao nhiêu thì bị phạt tù?

Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới hai triệu nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm, nếu quy mô lớn thì có thể từ 5 năm đến 10 năm.

Hành vi ngoại tình bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo pháp luật thường thì hành vi này chỉ bị phạt hành chính hoặc cải tạo không giam giữ 3 tháng đến 1 năm vì xét cho cùng đây là một vấn đề tâm lý khá nhạy cảm (nếu đã bị xử phạt hành chính rồi mà vẫn tái phạm thì có khả năng bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm).

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết