Sơ đồ bài viết
Pháp chế doanh nghiệp là một lựa chọ nghề nghiệp mới cho các cử nhân luật, bên cạnh các nghề nghiệp chuyên môn truyền thống khác như: Thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, Thư lý Tòa thì pháp chế doanh nghiệp đã dần trở thành một ngành nghề phổ biến. Nếu như trước đây chỉ tại các ngân hàng mới có bộ phận pháp chế để đảm bảo sự an toàn pháp chế cho hoạt động của ngân hàng thì hiện nay tại các công ty, doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đến đã đều có vị trí pháp chế doanh nghiệp. Vậy đã trở thành pháp chế doanh nghiệp sẽ cần đáp ứng những điều kiện gì và Học luật gì để làm pháp chế doanh nghiệp? Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Pháp chế doanh nghiệp là gì?
Pháp chế doanh nghiệp được biết đến người có chức năng xây dựng các Quy chế quản lý nội bộ trong Doanh nghiệp, bao gồm việc trực tiếp soạn thảo quy chế nội bộ và xây dựng các văn bản; tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định ở góc độ pháp lý các văn bản này trong trường hợp Chủ sở hữu công ty, Lãnh đạo công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.
Đồng thời, pháp chế doanh nghiệp là người đứng ra đại diện cho công ty, thay mặt công ty giải quyết các vấn đề về mặt pháp luật, pháp lý của công ty.
Thông thường, người làm lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp thường là các luật gia, chuyên gia pháp lý, và đặc biệt là đội ngũ luật sư chuyên sâu trong các mảng luật doanh nghiệp và đầu tư, lao động, tài chính ngân hàng, bảo hiểm…
Vai trò của Pháp chế doanh nghiệp
Với phân tích về pháp chế nêu trên, có thể thấy rằng bộ phận pháp chế sẽ giúp cho lãnh đạo công ty và doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ như:
– Pháp chế doanh nghiệp tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng, bổ sung điều lệ doanh nghiệp, xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật.
– Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Pháp chế là bộ phận dẫn dắt doanh nghiệp trong hành lang pháp lý an toàn.
– Đại diện pháp lý cho doanh nghiệp:
+ Tổ chức pháp chế thay mặt cho chủ doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và NLĐ;
+ Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện pháp lý theo ủy quyền của doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp và người lao động.
– Quản trị rủi ro cho doanh nghiệp: trong đó dự báo, đánh giá và kiểm soát rủi ro là quan trọng, đặc biệt là khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế bởi lợi nhuận và cơ hội càng lớn thì rủi ro càng lớn.
Tiêu chuẩn đối với pháp chế doanh nghiệp là gì?
Không phải tất cả các trường hợp, vai trò pháp chế doanh nghiệp cũng chỉ do một người đảm nhiệm. Thông thường, Doanh nghiệp sẽ hình thành ban pháp chế doanh nghiệp có nhiều hơn một người để thực hiện tốt công tác kiếm tra giám sát. Do đó, tùy theo vị trí sắp xếp theo nhu cầu của từng đơn vị, các tiêu chuẩn đặt ra đối với cá nhân cụ thể ứng tuyển vào làm việc tại vị trí pháp chế doanh nghiệp có thể sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chung với người Pháp chế Doanh nghiệp như sau:
- Có kiến thức học vấn đạt trình độ cử nhân luật trở lên;
- Sử dụng tốt vi tính, thành thạo các phần mềm tin học văn phòng: Microsoft Word, Excel, PowerPoint;
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục;
- Kỹ năng ngoại ngữ (Tùy từng đơn vị có yêu cầu hay không yêu cầu, hoặc yêu cầu ngoại ngữ là tiếng Anh hoặc thứ tiếng khác);
- Am hiểu Pháp luật liên quan trực tiếp các lĩnh vực kinh doanh của công ty;.
- Kỹ năng soạn thảo, tra cứu và thẩm định văn bản;
- Kỹ năng hoạch định, triển khai, kiểm soát và báo cáo công việc;
- Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức hiệu quả;
Học luật gì để làm pháp chế doanh nghiệp
Pháp luật về doanh nghiệp
Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm, tổ chức quản lý, điều hành theo quy định pháp luật. Nên người làm pháp chế doanh nghiệp, theo đặc thù công việc chi tiết nghề pháp chế cần phải có sự hiểu biết chi tiết và sâu sắc về pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp. Ở nhiều cơ sở đào tạo luật hiện nay, kiến thức pháp luật này được phân chia thành nhiều môn khác nhau: Pháp luật doanh nghiệp, Pháp luật về quản trị công ty, Pháp luật về mua bán sáp nhập, Kỹ năng tư vấn pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư,… Các kiến thức luật sinh viên cần nắm vững kiến thức pháp luật gồm: Đặc điểm pháp lý của các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp như hiểu rõ về cơ cấu tổ chức, quản lý của doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp, quản lý, phân quyền nội bộ, đại diện trong từng loại doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; điều kiện, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập, điều kiện để duy trì hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp; quy định về góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp, chuyển nhượng cổ phần, thay đổi vốn điều lệ, phân chia lợi nhuận, phân bổ rủi ro; đối với công ty đại chúng cần nghiên cứu sâu về các quy định liên quan đến quản trị công ty đại chúng
Pháp luật về lao động
Các môn học thường lĩnh vực này thường là: Luật lao động, Pháp luật về an sinh xã hội, Pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Áp dụng pháp luật lao động vào quản lý doanh nghiệp,…
Các kiến thức pháp luật cần nắm vững: Tuyển dụng, thử việc, giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ nghỉ ngơi , thời giờ làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động, kỷ luật; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; giải quyết tranh chấp lao động.
Pháp luật về hợp đồng
Ở trường đại học, các nội dung liên quan đến hợp đồng thường được học trong các môn: Luật dân sự Việt Nam 1, Luật dân sự Việt Nam 2, Luật Thương mại Việt Nam, Hợp đồng trong hoạt động thương mại,…. Các kiến thức pháp luật cần nắm vững là: Nhận diện, xác định một hợp đồng trên thực tế; điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, các trường hợp hợp đồng vô hiệu và hậu quả của hợp đồng vô hiệu; thực hiện hợp đồng, sửa đổi hợp đồng; biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng; chấm dứt hợp đồng.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp
Các môn học gồm nội dung liên quan đến giải quyết tranh chấp: Luật tố tụng dân sự, Luật thi hành dân sự , Luật trọng tài thương mại. Các kiến thức mà người học cần nắm vững: Thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết việc thi hành án; trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc; quy định về biểu mẫu, cách thức sử dụng các biểu mẫu cần thiết cho công việc.
Khoá học pháp chế doanh nghiệp tại ICA
Pháp chế doanh nghiệp có vai trò thành lập, thiết lập và hoạt động theo các chính sách nội bộ của công ty, cũng như điều chỉnh và quản lý các hoạt động của công ty theo các quy định của pháp luật. Chúng tôi đảm bảo tuân thủ pháp luật trong tất cả các hoạt động kinh doanh và giúp các công ty hoạt động trong một kênh pháp lý an toàn. Bộ phận pháp chế giúp doanh nghiệp tránh mọi rủi ro pháp lý đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Học viện đào tạo pháp lý ICA giúp học viên kết hợp rõ ràng sơ đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp và ngân hàng, thiết kế đầy đủ các khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp và ngân hàng, đồng thời xác định hành trang cần thiết để trở thành luật sư thương mại/ngân hàng.
Học viện đào tạo pháp lý ICA hỗ trợ thu thập kiến thức chuyên môn pháp lý đa dạng cho các sinh viên luật mong muốn thu thập kiến thức pháp lý cho các hoạt động kinh doanh.
Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA
Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: [email protected]
- Liên hệ qua Facebook
- Liên hệ qua YouTube
- Liên hệ qua TikTok
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề: “Học luật gì để làm pháp chế doanh nghiệp?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế khu vực công (Nhà nước), riêng khu vực tư nhân (doanh nghiệp ngoài Nhà nước) không có quy định về tiêu chuẩn người người làm công tác pháp chế.
Do đó, người làm công tác pháp chế doanh nghiệp tại doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải là cử nhân luật, miễn sao bạn đủ năng lực (kiến thức pháp luật) và thỏa mãn yêu cầu công việc từ phía người sử dụng lao động.
Các kỹ năng pháp chế doanh nghiệp cần có bao gồm:
– Tư duy luật sư
– Về kỹ năng soạn thảo văn bản
– Về kỹ năng đàm phán hợp đồng
– Kỹ năng nghiên cứu khoa học
– Kỹ năng xây dựng văn bản chế độ
– Kỹ năng tư vấn pháp luật
2 comments on “Học luật gì để làm pháp chế doanh nghiệp?”