Sơ đồ bài viết
Học theo tín chỉ là hình thức học tập rất phổ biến hiện nay tại các trường đại học ở nước ta, với hình thức tích lũy tín chỉ thì sinh viên sẽ phải học đầy đủ những môn học và số tín chỉ theo yêu cầu của trường. Nhưng sinh viên sẽ được tự do sắp xếp lịch học của mình theo thời gian mong muốn và nhưng vẫn phải học theo những buổi học mà trường đã sắp cố định. Nếu sinh viên muốn hoàn thành chương trình học sớm thì có thể đăng ký học vượt. Vậy Điều kiện học vượt tín chỉ là gì? Hãy cùng Học viện pháp chế ICA cùng tìm hiểu nhé
Tín chỉ là gì?
Tín chỉ có thể hiểu là một đơn vị dùng để đo lường, xác định khối lượng kiến thức và kỹ năng mà sinh viên tiếp thu được
Tại Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định 01 tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá; Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
Đào tạo theo tín chỉ đối với sinh viên đại học
Căn cứ Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về Phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ như sau:
– Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
– Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
– Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
Theo đó, Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo
Lưu ý: áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.
Điều kiện học vượt tín chỉ
Mỗi trường đại học lại có điều kiện để cho sinh viên được phép học vượt tín để ra trường. Nhưng các trường sẽ giới hạn số tín chỉ để đăng ký học trên một kỳ. Có nghĩa là mỗi kỳ học sinh viên sẽ có số tín chỉ tối thiểu và tối đa. Sinh viên không được đăng ký ít hơn hoặc vượt quá số tín mà trường đại học yêu cầu.
Một điều kiện đó là phải có đơn xin học vượt tín. Một số trường đại học cho sinh viên học vượt nhưng phải viết đơn gửi Phòng Đào tạo của trường để trường xem xét.
Điều kiện để sinh viên được tốt nghiệp đại học sớm
Theo quy định tại Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về công nhận tốt nghiệp như sau:
“Điều 14. Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
2. Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
3. Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 của Quy chế này, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
b) Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
Làm sao để đăng ký tín chỉ hiệu quả
Khi đăng ký học theo hình thức tín chỉ, có rất nhiều sự cố như: lớp đã đủ sinh viên, mạng kết nối chập chờn, lỗi hệ thống,..…là chuyện xảy ra rất thường xuyên. Do vậy, cần phải sắp xếp thời khóa biểu linh hoạt.
Trước khi nhà trường mở cổng đăng ký thì sinh viên nên tìm hiểu kỹ lưỡng một số thông tin về các môn học sẽ được mở trong kỳ học đó và xem số lượng lớp cho các môn là bao nhiêu. Sau đó lựa chọn, sắp xếp các môn có ý định đăng ký vào thời khóa biểu. Phải có môn dự trù, không đăng ký được môn này phải đăng ký môn kia thay thế luôn.
Bên cạnh đó cần phải nhớ kiểm tra kỹ lưỡng các điều kiện mã lớp, mã môn và số lượng còn lại của lớp mình định đăng ký trước khi tới thời gian đăng ký chính thức.
Một số kinh nghiệm đăng ký thành công tín chỉ như:
Thứ nhất, nên mở nhiều trang web trình duyệt thay vì một chỉ mở một trình duyệt duy nhất. Ví dụ như mở cả Chrome, Safari, Coccoc để có thể duyệt web nhanh hơn và tăng thêm cơ hội đăng ký tín hỉ
Thứ hai, mỗi trình duyệt chỉ nên bật tối đa 2-3 trang, tránh bật quá nhiều gây tình trạng giật lag. Khi đăng nhập sau khoảng 15s mà vẫn không tải được trang được thì có thể load lại trang và rồi đăng nhập lại. Nên tự nhớ mã sinh viên và mật khẩu tài khoản của mình để tránh phải nhập lại nhiều lần mất thời gian
Thứ ba, nên nhờ bạn bè để đăng ký học giúp, cùng nhau vượt qua mùa đăng ký tín chỉ. Nếu internet nhà mình có vấn đề thì có bạn sẽ đăng ký luôn cho
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện học vượt tín chỉ“. Rất hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ có ích cho bạn đọc.
Có thể bạn quan tâm
- Nên chọn học đại học hay trường nghề?
- Thời hạn của hợp đồng mượn tài sản bao lâu?
- Các hành trang, kỹ năng cần thiết cho nghề Pháp chế Doanh nghiệp
Câu hỏi thường gặp
Mỗi trường đại học đều có mức học phí khác nhau. Không có một giá chung thống nhất về học phí của một tín chỉ cho tất cả các trường, cũng như cho tất cả chương trình đào tạo.
Học phí của một tín chỉ cũng có sự khác nhau giữa: trường tư, trường công, trường công lập tự chủ tài chính,trường quốc tế; cũng khác nhau giữa chương trình chuẩn, chương trình chất lượng cao, chương trình liên kết quốc tế.
Thông thường, một năm học đại học có thể chia thành 2-3 học kỳ, mỗi học kỳ tùy theo kế hoạch đào tạo của ngành nhất định, sinh viên có thể đăng ký số tín chỉ tương ứng, phù hợp với một học kỳ. Nếu sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ cần thiết cho chuyên ngành học của mình, họ sẽ nhận được bằng tốt nghiệp đại học và tốt nghiệp. Tuy nhiên, theo chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành có quy định về số tín chỉ tối thiểu sinh viên được đăng ký trong một học kỳ: số tín chỉ đăng ký tối thiểu không dưới 14 tín chỉ, trừ học kỳ cuối. khóa học. Một sinh viên được đăng ký không quá 25 tín chỉ, riêng học kỳ hè sinh viên không được đăng ký quá 12 tín chỉ.