Sơ đồ bài viết
Nền kinh tế Việt Nam đang tích cực hội nhập và mở cửa chào đón đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng đang bắt đầu có những bước phát triển rất nhanh. Nhưng tăng trưởng cũng kèm với nhiều mối lo như việc không hiểu rõ các quy định pháp luật nên nhiều doanh nghiệp bắt đầu chú trọng quan tâm để thành lập các phòng ban pháp lý trong doanh nghiệp. Với các chuyên viên pháp chế hiểu rõ các công việc trong doanh nghiệp, những nhà đầu tư đã bắt đầu an tâm kinh doanh. Do đó, vị ví này đang trở thành sự sống còn đối với một doanh nghiệp.
Vậy muốn làm pháp chế doanh nghiệp cần phải có những điều kiện gì? Vai trò của pháp chế đối với doanh nghiệp như thế nào? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về pháp chế doanh nghiệp, Học viện đào tạo pháp chế ICA mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau đây.
Pháp chế doanh nghiệp
Pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
Pháp chế doanh nghiệp là bộ phận được doanh nghiệp bố trí để xây dựng quy tắc, quy định trong doanh nghiệp, điều tiết, kiểm soát và xử lý các vấn đề liên quan tới pháp lý của doanh nghiệp đúng với quy định nội bộ của doanh nghiệp và phù hợp với quy định của pháp luật. Bộ phận pháp chế cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều kiện để trở thành pháp chế doanh nghiệp
Để đảm nhận công việc pháp chế doanh nghiệp, người làm không những phải hiểu biết quy định pháp luật mà còn phải có kỹ năng thực hiện công việc được giao một cách thành thạo, chuyên nghiệp. Dưới đây là những điều kiện quan trọng để trở thành pháp chế doanh nghiệp:
Kỹ năng chuyên môn: Đây là yếu tố quyết định bạn có thể theo nghề này hay không. Bạn phải có chuyên môn chắc chắn thì mới có thể đảm nhận và đảm bảo công việc bạn làm đang theo đúng pháp luật.
Tính cẩn thận, tính chính xác trong công việc: Công việc của pháp chế doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Bất cứ một sai sót nào của pháp chế doanh nghiệp đều sẽ ảnh hưởng và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về tài chính cho doanh nghiệp. Tệ hơn có thể khiến doanh nghiệp vướng vào vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Tư duy luật sư: Cán bộ pháp chế doanh nghiệp cần có các kỹ năng soạn thảo, góp ý, thẩm định, đàm phán, ký kết hợp đồng, xử lý tranh chấp, tranh tụng, xây dựng quy chế doanh nghiệp,…Các cán bộ pháp chế phải sử dụng thành thục gần như toàn bộ những kỹ năng này. Trong đó, họ cần phải có một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng đó là tư duy của luật sư.
Tư duy luật sư tức là khi gặp phải một vấn đề, luật sư phải tìm ra được sự kiện mấu chốt, câu hỏi pháp lý mấu chốt từ đó để tìm ra giải pháp cho một vụ tranh chấp phù hợp pháp luật. Các cán bộ pháp chế cần và phải luôn luôn suy nghĩ như một luật sư với thân chủ/khách hàng là doanh nghiệp mà mình đang làm việc. Vì vậy, cán bộ pháp chế phải tìm ra cách để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã định và không trái quy định pháp luật.
Kỹ năng soạn thảo văn bản: Khi soạn thảo văn bản, theo thói quen, sinh viên luật thường làm phức tạp hoá vấn đề vốn đơn giản. Cách hành văn của họ vì thế rối rắm, khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn cũng làm tương tự điều này khi đi làm sẽ khiến cho các lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ nhân sự, nhân viên của doanh nghiệp khó hiểu, khó áp dụng và thực hiện. Vì vậy, cán bộ pháp chế phải diễn giải công việc của mình thành những câu từ đơn giản, dễ hiểu.
Kỹ năng đàm phán hợp đồng: Trong đàm phán, kỹ năng nghe và kỹ năng nói rất quan trọng. Cán bộ pháp chế phải biết lắng nghe ý kiến của đối tác, đồng nghiệp trong quá trình đàm phán để soạn thảo hợp đồng. Trường hợp không đồng thuận thì cán bộ pháp chế phải ghi chép, suy nghĩa và phản biện lại với đầy đủ lý lẽ, lập luận.
Kỹ năng tư vấn pháp luật: Công việc tư vấn của pháp chế doanh nghiệp không đơn thuần là tư vấn các quy định pháp luật mà còn phải tư vấn các giải pháp, phương án cho từng vấn đề doanh nghiệp gặp phải, chỉ cho doanh nghiệp thấy được các ưu điểm, bất lợi và giải pháp, phương án tốt nhất để doanh nghiệp lựa chọn. Do đó, cán bộ pháp chế phải có kỹ năng tiếp xúc với người giao việc trong doanh nghiệp, kỹ năng xác định yêu cầu tư vấn, kỹ năng tìm kiếm giải quyết các vấn đề pháp lý trong phạm vi tư vấn, kỹ năng viết một báo cáo pháp lý cho người giao việc để hoàn tất yêu cầu công việc.
Kỹ năng tư vấn về hợp đồng, bao gồm các kỹ năng như: tư vấn lựa chọn loại giao dịch, soạn thảo,rà soát hợp đồng, hỗ trợ việc giao kết, thực hiện, chấm dứt, thanh lí hợp đồng.
Ngoài ra, cán bộ pháp chế cần phải có các kỹ năng mềm: Làm cán bộ pháp chế tuỳ môi trường, tuỳ doanh nghiệp nhưng đa phần đó là các công việc áp lực cao, nhiều khi phải yêu cầu nhanh, hiệu quả, chính xác cho những công việc hàng ngày. Để vượt qua được áp lực, hoàn thành công việc được giao, đảm bảo nhu cầu thăng tiến, người làm pháp chế phải tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xây dựng và duy trì quan hệ công việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,…
Về ngoại ngữ và tin học: Tuỳ từng doanh nghiệp mà họ yêu cầu cán bộ pháp chế phải biết ngoại ngữ. Đồng thời, khi bạn sở hữu khả năng ngoại ngữ sẽ giúp bạn có nhiều cơ hôi nghề nghiệp hơn, bạn không chỉ làm cho các doanh nghiệp trong nước mà còn có cơ hội làm việc với doanh nghiệp Việt Nam hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Bên cạnh ngoại ngữ, tin học nhất là kỹ năng sử dụng máy tính trong việc soạn thảo văn bản là kỹ năng sống còn của nhân sự phụ trách các công việc văn phòng, nhất là đối với người làm công tác pháp chế doanh nghiệp, bởi công việc hàng ngày của nhân sự pháp chế doanh nghiệp luôn kết thức bằng việc hoàn thành các sản phẩm cuối cùng của họ thể hiện ở dưới dạng văn bản như: Hợp đồng, báo cáo, quy định, các văn bản phải soạn để phục vụ quản trị, điều hành doanh nghiệp.
Những thuận lợi khi doanh nghiệp có bộ phận pháp chế
Bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp chấp hành đúng quy định pháp luật.
Sự tư vấn của pháp chế doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh đồng thời hạn chế rủi ro trong hoạt động của mình từ đó doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng.
Pháp chế doanh nghiệp với kỹ năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của mình có thể thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước, hướng dẫn pháp lý, soạn thảo văn bản,…để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, của đối tác, nhu cầu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ có sự chặt chẽ trong quá trình kinh doanh, từ nội bộ đến việc giao kết, ký kết, hợp tác với đối tác bên ngoài doanh nghiệp, bộ phận pháp chế sẽ rà soát, quản lý, xem xét tính pháp lý của sự việc từ đó giảm thiểu những rủi ro trong quá trình hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Điều kiện để trở thành pháp chế doanh nghiệp”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật không quy định về điều kiện để làm pháp chế doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp khi tuyển dụng họ sẽ đặt ra điều kiện bắt buộc để làm pháp chế doanh nghiệp là phải có bằng cử nhân luật.
Tuy môi trường, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên pháp chế đưa ra các điều kiện bắt buộc. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam không bắt buộc nhân viên pháp chế phải biết ngoại ngữ.