fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Pháp chế doanh nghiệp có cần biết tiếng anh không?

Làm pháp chế doanh nghiệp có cần biết tiếng anh hay ngoại ngữ không? Liệu có trở ngại gì nếu không biết? Trình độ tiếng anh ở mức như thế nào là phù hợp. Hãy cùng tham khảo bài viết này

Nghề pháp chế doanh nghiệp là gì?

Pháp chế doanh nghiệp là một công việc hot trong thời gian gần đây với mức thu nhập được đánh giá là cao hơn so với những công việc khác của sinh viên luật khi mới ra trường.

Pháp chế doanh nghiệp có những công việc chính như sau:

  • Công tác pháp luật tại doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước
  • Rà soát các hợp đồng, văn bản giấy tờ của nội bộ, các phòng ban và đối tác ngoài công ty, cơ quan nhà nước gửi đến
  • Kiểm soát sự tuân thủ các quy định pháp luật, nội quy công ty trong doanh nghiệp
  • Hỗ trợ, tư vấn pháp luật với lãnh đạo, các phòng ban có liên quan
  • Phụ trách những vấn đề, thủ tục hành chính, khiếu kiện và đại diện công ty trong quan hệ với khách hàng, đối tác, cơ quan có thẩm quyền

Lương pháp chế doanh nghiệp là bao nhiêu?

Lương pháp chế doanh nghiệp luôn được đánh giá là cao hơn so với mặt bằng chung của sinh viên ngành luật – cử nhân luật ra trường.

Tuỳ vào vị trí công tác mà mức lương sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Với thực tập sinh pháp chế, mức lương thường ở mức từ 3 đến 5 triệu đồng
  • Với chuyên viên pháp chế, mức lương khoảng 6 – 8 triệu đồng
  • Với chuyên viên cao cấp, mức lương khoảng 12 – 15 triệu đồng
  • Với trưởng nhóm pháp chế, mức lương có thể lên đến 20 – 40 triệu đồng
  • Với trưởng phòng, giám đốc pháp chế, lương có thể đến 10.000$

Mức lương pháp chế rất hấp dẫn nhưng sẽ được đánh giá theo trình độ ứng viên mà có những sự thay đổi, điều chỉnh khác nhau. Có những giám đốc pháp chế tại những tập đoàn lớn, mức lương có thể đến hàng tỷ đồng.

Điều kiện để trở thành nhân viên pháp chế doanh nghiệp

Để trở thành nhân viên pháp chế, doanh nghiệp tuyển dụng thường yêu cầu như sau:

  • Có trình độ cử nhân luật trở lên hoặc có chứng chỉ hành nghề/ thẻ luật sư là tốt nhất
  • Có kinh nghiệm thực tế hành nghề tại văn phòng luật sư hoặc các doanh nghiệp có vị trí pháp chế từng kinh qua
  • Ưu tiên có ngoại ngữ
  • Có tư duy và kiến thức tốt để giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp
  • Ưu tiên những ứng viên có sự năng động và tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng.

Pháp chế doanh nghiệp có cần biết tiếng anh không?

Tiếng anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung là những yêu cầu mà phần lớn những doanh nghiệp tuyển dụng pháp chế hiện nay đề cập bởi lẽ với sự phát triển của xã hội, giao thương hàng hoá với quốc tế thì cần biết, hiểu để thực hiện đọc, rà soát, soạn thảo hợp đồng.

Tuy nhiên hiện nay việc có tiếng Anh hay không trong doanh nghiệp pháp chế là không bắt buộc. Nếu có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ là một điểm mạnh để được ưu tiên tuyển dụng. Ngược lại những ứng viên không có trình độ ngoại ngữ ở thời điểm hiện tại có thể bù đắp bằng thái độ, kiến thức chuyên môn và cam kết về việc nâng cao trình độ trong tương lai để có khả năng thăng tiếng, doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, nếu bạn chưa biết tiếng anh cũng không sao, nhưng bạn cần sự ham học hỏi và mong muốn nâng cấp bản thân trong tương lai.

Thông tin liên hệ đăng ký khóa học pháp chế doanh nghiệp tại ICA

Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:

Câu hỏi thường gặp

Nghề pháp chế doanh nghiệp là gì?

Nghề pháp chế doanh nghiệp là nghề nghiệp được nhiều cử nhân luật khi ra trường lựa chọn. Nghề pháp chế là làm những công việc pháp luật tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, phụ trách tuân thủ, đảm bảo quy định pháp luật và nội quy công ty, rà soát hợp đồng.

Điều kiện để trở thành nhân viên pháp chế doanh nghiệp

Doanh nghiệp hiện tại thường yêu cầu tối thiểu có bằng cử nhân luật, nếu có chứng chỉ hành nghề luật sư sẽ được ưu tiên hơn trong tuyển dụng pháp chế. Ngoài ra cũng yêu cầu những kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm xử lý công việc

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết