Sơ đồ bài viết
Thẩm phán là người thực hiện nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các vấn đề tại tòa án một cách vô tư, khách quan và thượng tôn pháp luật, là biểu tượng của đạo đức và sự chính trực. Rất nhiều sinh viên chọn vào một trong các trường liên quan về luật để trở thành thẩm phán. Vậy Trường đào tạo Thẩm phán uy tín hiện nay? Về vấn đề này Học viện đào tạo pháp chế ICA mời bạn tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nữa nhé
Trường đào tạo Thẩm phán
Hiện nay trường đào tạo thẩm phán có thể kể đến là Học viện tư pháp. Thẩm phán là chức vụ của bộ máy nhà nước và được trả lương theo chế độ. Do đó, bạn phải vượt qua kỳ thi công chức trước khi nhận công việc này. Thông tin chấm thi sẽ được cập nhật nhanh chóng, chính xác trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân. Kết quả như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố địa lý, số lượng thí sinh tham gia… nên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh những sai sót không đáng có.
Nội dung của chương trình thẩm phán được nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm bồi dưỡng các chức danh tư pháp hiện nay ở một số nước trên thế giới nhằm chuẩn hóa phương thức đào tạo các chức danh tư pháp trong lĩnh vực pháp luật. Xu hướng hội nhập và kết hợp đặc thù nghề nghiệp Việt Nam giúp sinh viên có được những góc nhìn đa chiều từ góc độ nghề nghiệp của ba chức danh nghề nghiệp thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư.
Nội dung học tập của 4 giai đoạn đào tạo được thực hiện với sự tương tác tối đa giữa giảng viên với học viên, giữa học viên với học viên. Đặc biệt, hoạt động thực tập giai đoạn đầu giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với thực tiễn tại các môi trường chuyên nghiệp như viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, cơ quan hành nghề luật sư, trại tạm giam, trải nghiệm môi trường nghề nghiệp…, học hỏi kinh nghiệm thực tế từ đó, và có sự lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Tiêu chuẩn của Thẩm phán tòa án
Tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán tòa án như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, để được trở thành Thẩm phán tòa án thì phải có trình độ cử nhân luật trở lên. Cho nên, cần theo học ngành luật để có thể trở thành thẩm phán.
Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán
Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán bao gồm:
– Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán.
– Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ.
– Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết.
– Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án.
– Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán.
– Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
– Chế độ tiền lương, phụ cấp; mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Có thể bạn quan tâm
- Trang phục của Luật sư khi tham gia phiên tòa
- Người làm ngành khác làm pháp chế tốt không?
- Hợp đồng đào tạo nghề
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định như sau:
Các ngạch Thẩm phán
Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
– Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
– Thẩm phán cao cấp;
– Thẩm phán trung cấp;
– Thẩm phán sơ cấp.
Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó, ngạch thẩm phán hiện nay gồm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp. Nội dung về thẩm phán dự bị chưa được quy định trong ngạch thẩm phán hiện nay.
Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ;
Thẩm phán, Hội thẩm cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Như vậy, trường hợp Thẩm phán là bạn thân của bị cáo nếu như có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì Thẩm phán có thể bị thay đổi.