fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Tốt nghiệp ngành luật có thể làm những việc gì?

Mỗi khi kỳ tuyển sinh tới, ngành Luật lại trở thành một ngành học được nhiều phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm. Ngành Luật đã dần trở thành một ngành “hot” với cơ hội việc làm ngày càng được mở rộng. Vậy lý giải lý do tại sai nên học luật và khi Tốt nghiệp ngành luật có thể làm những việc gì? Bài viết sau đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ giải đáp cho độc giả những thắc mắc này, mong rằng với thông tin mà chúng tôi chia sẻ không chỉ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành luật là ngành học như thế nào mà trên cả là cơ sở để bạn có thể có một định hướng nghề nghiệp tương lai cho mình, mời bạn tham khảo:

Ngành luật là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, chấp hành viên, kiểm sát viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.

Đối với trình độ Đại học, ngành Luật thường được phân thành các chuyên ngành như: Luật Dân sự, Luật kinh tế, Luật Đất đai, Luật Hành chính,… . Theo học ngành Luật tùy vào mỗi chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức khác nhau. Chẳng hạn như Luật Dân sự ngoài những kiến thức pháp luật chung, sinh viên khoa luật Dân sự còn được trang bị những kỹ năng về các quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình; đường lối xử lý các quan hệ ấy khi có vi phạm hay tranh chấp và các căn cứ áp dụng hoặc Luật Hành chính: Sinh viên được cung cấp thêm những ý kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, về công chứng và luật sư, về cải cách nền hành chính…

Tại sao nên học luật?

Luật pháp là một tập hợp các quy tắc được tạo ra và có hiệu lực thi hành bởi các tổ chức xã hội hoặc chính phủ. Mục đích chính của ban hành luật là để điều chỉnh hành vi. Nó còn được các học giả mô tả như một môn khoa học và nghệ thuật của công lý.

Theo trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động, ngành Pháp luật nằm trong các nhóm ngành chiếm 33% tỷ trọng nhu cầu nhân lực qua đào tạo. Nhân sự ngành luật vẫn đang tăng từ ít nhất 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, và 2.000 công chứng viên…

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu các nghề ngành luật cũng sẽ có xu hướng tăng mạnh, tạo cơ hội việc làm vô cùng dồi dào. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa sự cạnh tranh cũng gay gắt hơn.

Học luật mang lại cơ hội phát triển các kỹ năng và khám phá nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nó mang lại cho bạn cơ hội rèn giũa trí óc, củng cố sự hiểu biết và đào sâu trải nghiệm trong toàn bộ lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Bạn sẽ có được sự hiểu biết kể cả chiều rộng và chiều sâu ở các lĩnh vực mà bạn quan tâm.

Luật thu hút những người muốn phát triển cả tư duy trừu tượng và giải quyết vấn đề thực tế. Tại Việt Nam, đa phần mọi người thường nghĩ học luật ra trường thì sẽ mặc định là luật sư. Tuy nhiên, tính ứng dụng của ngành luật là tương đối cao, khiến nó phù hợp và là yếu tố cần thiết của nhiều ngành nghề. 

Ngoài việc trở thành một luật sư, bạn còn có thể là một chuyên viên pháp lý, nhà sản xuất, chính trị gia, nhà quản lý, nhà báo, nhà ngoại giao hoặc cảnh sát. Tấm bằng cử nhân luật giúp bạn phù hợp với hầu hết mọi ngành nghề đòi hỏi sức mạnh trí tuệ kết hợp với cách tiếp cận thực tế.

Tốt nghiệp ngành luật có thể làm những việc gì?

Sinh viên thường nghĩ rằng học ngành Luật ra trường chỉ làm luật sư và làm việc trong các tòa án hoặc các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, Ngoài việc trở thành Luật sư ra chúng ta có thể công tác trong ngành công an hoặc làm việc trong các công ty Luật, tư vấn Luật, làm nhà báo…

Dưới đây là một số gợi ý về cơ hội việc làm sau cho người học luật có thể làm gì:

Luật sư

Việc làm luật sư chính là việc làm quen thuộc nhất, không thể bỏ qua trong danh sách việc làm “học luật ra trường làm gì?”. Việc làm luật sư thể hiện rõ nhất đặc thù của ngành Pháp luật/Pháp lý. 

Công việc chính của luật sư sẽ tư vấn và đại diện pháp luật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước tòa án trong quá trình tố tụng. Thực hiện làm rõ các vấn đề pháp luật, chỉ đạo, định hướng cho khách hàng, doanh nghiệp hoạt động và hành xử theo đúng quy định của pháp luật. 

Mức lương luật sư

Mức lương tham khảo: 6,000.000 – 20,000.000 VNĐ/tháng

Lương luật sư ở Việt Nam được xác định dựa trên các yếu tố tính chất, vị trí công việc cũng như khả năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

Công chứng viên

Công chứng viên có trách nhiệm tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng; chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng hay các loại hồ sơ theo đúng quy định pháp luật. Họ còn là người hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý.

Tốt nghiệp ngành luật có thể làm những việc gì?

Mức lương tham khảo: 8,000.000 – 10,000.000 VND/tháng.

Vì được nhà nước ủy quyền đứng ra cung cấp dịch vụ công chứng nên lương công chứng viên phần lớn được tính dựa trên mức lương nhà nước theo bậc, ngạch.

Còn trong thực tế, mức thu nhập của công chứng viên là không có giới hạn. Đặc biệt nếu làm ở văn phòng công chứng tư nhân, mức lương linh hoạt hơn nhiều.

Chuyên viên pháp lý

Để mô tả công việc của chuyên viên pháp lý trong công ty văn phòng luật sẽ là đảm nhiệm việc giải quyết, tư vấn các vấn đề liên quan đến luật pháp cho doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý.

Chuyên viên pháp lý còn có trách nhiệm cập nhật các thay đổi trong quy định do cơ quan thẩm quyền ban hành.

Mức lương chuyên viên pháp lý

Mức lương tham khảo: 10,000.000 -15,000.000 VND/tháng.

Mức lương chuyên viên pháp lý được đánh giá khá hấp dẫn. Với người dày dặn kinh nghiệm, năng lực tốt, mức lương có thể lên tới 20,000.000 – 25,000.000 VND/tháng.

Thư ký tòa án

Thư ký tòa án là người làm thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng. Họ có nhiệm vụ hỗ trợ thẩm phán trong việc tiến hành các công tác liên quan tới quá trình giải quyết vụ án.

Ngoài ra, thư ký tòa án còn phụ trách kiểm tra danh sách, phổ biến nội quy của phiên tòa tới những người triệu tập. Nắm rõ lượng người tham gia, lý do vắng mặt và báo cáo với Hội đồng xét xử.

Mức lương thư ký tòa án

Mức lương tham khảo: 8,000.000 -10,000.000 VND/tháng.

Bên cạnh mức lương chính, thư ký tòa án còn được nhận các khoản phụ cấp khác của nhà nước.

Kiểm sát viên/Công tố viên Luật sư

Kiểm sát viên (hay còn gọi Công tố viên) là người thuộc cơ quan tố tụng. Công việc chính là điều tra, truy tố, buộc tội những kẻ vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử.

Liên quan đến các vụ án, kiểm sát viên còn tham gia điều tra, triệu tập hỏi cung bị can, người bị hại, người làm chứng và những người liên quan. Nếu kết quả điều tra không hợp lý, họ có quyền lật lại vụ án và yêu cầu điều tra lại từ đầu.

Mức lương kiểm sát viên

Mức lương tham khảo: 8,000.000 -10,000.000 VND/tháng.

Bên cạnh mức lương chính, kiểm sát viên còn được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 25%.

Giảng viên ngành luật

Giảng viên ngành luật là người giảng dạy các bộ môn pháp luật tùy theo từng ngành luật. Công việc đòi hỏi người giảng viên phải có nền tảng kiến thức pháp luật tốt, có sự đầu tư nghiên cứu pháp luật, lý luận chuyên sâu để thực hiện công tác học vụ và đánh giá, rèn luyện sinh viên.

Mức lương giảng viên ngành Luật

Mức lương tham khảo: 7,000.000 -10,000.000 VND/tháng

Mức lương giảng viên ngành luật khởi điểm có thể không quá cao. Tuy nhiên tùy vào thâm niên, trình độ, kinh nghiệm, môi trường làm việc mà sẽ có sự thay đổi.

Thẩm phán

Đây là chức danh mơ ước của rất nhiều sinh viên ngành Luật sau khi ra trường. Thẩm phán là người chủ trì việc xét xử và điều trần các vụ án.

Quyết định quy trình thực hiện xét xử theo luật pháp và quy tắc, quyết định giam giữ bị cáo đến khi xét xử, phê duyệt lệnh bắt giữ. Vai trò của thẩm phán còn đưa ra phán quyết và giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Mức lương thẩm phán

Mức lương tham khảo: 3,500.000 – 12,000.000 VND/tháng.

Cụ thể:

  • Mức lương thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: 9,200.000 – 12,000.000 VND/tháng.
  • Mức lương thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh: 6,500.000- 10,000.000 VND/tháng.
  • Mức lương thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện: 3,500.000 – 7,500.000 VND/tháng.

Pháp chế doanh nghiệp

Là vị trí phổ biến tại các doanh nghiệp lớn hiện nay. Đây là người giữ vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp. 

Vị trí này còn thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp, tránh các sai phạm có thể xảy ra.

Mức lương pháp chế doanh nghiệp

Mức lương tham khảo:  7,000.000 – 13,000.000 VND/tháng.

Mức lương pháp chế doanh nghiệp được đánh giá khá ổn định. Tùy thuộc vào công việc và quy mô doanh nghiệp, thu nhập có thể lên tới 20,000.000 – 30,000.000 VND/tháng.

Điều tra viên

Đây cũng là vị trí việc làm ngành luật khá hấp dẫn. Nhìn chung, điều tra viên sẽ thực hiện các công việc điều tra nhằm thu thập chứng cứ, làm rõ tình tiết vụ án. Tiến hành tố tụng, thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của cấp trên thuộc cơ quan điều tra.

Mức lương điều tra viên

Mức lương tham khảo: 8,000.000 VND/tháng.

Ngoài mức lương chính, tùy thuộc vào lĩnh vực điều tra mà điều tra viên còn được hưởng phụ cấp đặc thù từ 15% đến 20%.

Hòa giải viên

Hòa giải viên được xem như “bên thứ ba”. Công việc chính bao gồm thiết lập và duy trì các mối quan hệ dân sự giữa các bên xung đột, giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà giải. Trong trường hợp hoà giải không hiệu quả, hòa giải viên sẽ hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết khác.

Mức lương Hòa giải viên

Mức lương tham khảo: 8,000.000 – 10,000.000 VND/tháng.

Hòa giải viên chủ yếu được trả thù lao theo từng vụ việc sau khi đã tiến hành phiên hòa giải.

  • Với các vụ hòa giải thành, đối thoại thành: Thù lao từ 1,000.0000 – 1.500.000 VND/vụ việc.
  • Với các vụ việc người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện; đơn yêu cầu: Thù lao từ 500.000 đồng – 1,000.000 VND/vụ việc.
  • Với các vụ việc chấm dứt hòa giải: Thù lao từ >500.000 VND/vụ việc.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Tốt nghiệp ngành luật có thể làm những việc gì?“. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Ngành Luật Dân sự trang bị những kiến thức gì cho sinh viên?

Ngành Luật dân sự: Trang bị những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp,… Các môn học tiêu biểu như Luật dân sự; Luật sở hữu trí tuệ, Luật đất đai, Luật môi trường, Luật thuế, Luật lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật tố tụng dân sự,…

Ngành Luật hình sự trang bị những kiến thức gì cho sinh viên?

Ngành Luật hình sự: Trang bị những kiến thức về hình sự với các môn học tiêu biểu như Tội phạm học, Đấu tranh phòng chống tội phạm, Tâm lý học tư pháp, Nghiệp vụ thư ký toà án, Tâm thần học tư pháp, Giám định pháp y, Những vấn đề lý luận về Luật Hình sự và tội phạm, Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, Khoa học điều tra hình sự, Đấu tranh phòng chống tội phạm,…

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết