fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Sinh viên luật cần chuẩn bị những gì khi thực tập?

Bất ký sinh viên nào trong quá trình học tập tại các trường cao đẳng, đại học đều sẽ trải qua thời gian thực tập trước khi ra trường. Đặc biệt là vào năm học cuối, hầu hết các sinh viên đều có một câu hỏi chung đó chính là thực tập ở đâu hay cần chuẩn bị những gì để đi thực tập? Và với sinh viên chuyên ngành luật cũng vậy, để giải đáp về thắc mắc Sinh viên luật cần chuẩn bị những gì khi thực tập? Học viện đào tạo pháp chế ICA mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau đây để nắm được những nội dung này.

Sinh viên luật có thể thực tập ở đâu?

Hiện nay, Luật được xếp vào ngành học “hot” có lượng lớn sinh viên theo học cao nhất hiện nay. Sinh viên luật ở năm cuối có nhiều cơ hội thực tập khác nhau tùy theo từng ngành học mà mình lựa chọn. Và cũng tùy vào mục tiêu nghề nghiệp tương lai của riêng mỗi người mà có những lựa chọn nơi thực tập phù hợp. Đây là giai đoạn tạo nền tảng, tích lũy kiến thức, kỹ năng để làm việc hiệu quả hơn sau này.

Sinh viên luật thực tập ở đâu là câu hỏi được nhiều sinh viên thắc mắc nhất hiện nay. Dựa vào đặc điểm của cơ sở thực tập chúng ta có thể chia thành 2 nhóm địa điểm thực tập là: doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Cụ thể địa điểm mà sinnh viên luật có thể thực tập đó là:

Sinh viên luật thực tập tại cơ quan nhà nước

Đây là địa điểm thực tập phù hợp với các bạn sinh viên luật có định hướng làm nhà nước. Các bạn có thể lựa chọn một số địa điểm như: Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án, cục thi hành án các cấp, ủy ban nhân dân các cấp, sở tư pháp, chi cục thuế,…

Sinh viên luật thực tập tại các tổ chức – doanh nghiệp

Để tham gia thực tập tại các tổ chức doanh nghiệp, sinh viên cần tham gia các cuộc phỏng vấn tại đây. Có 2 loại hình sinh viên có thể lựa chọn như:

  • Các tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: công ty luật, văn phòng luật
  • Các doanh nghiệp, tổ chức có phòng pháp chế, nhân sự như ngân hàng, các tập đoàn lớn.

Tìm kiếm nơi thực tập cho sinh viên Luật ở đâu?

Sinh viên luật thực tập ở đâu chắc chắn không còn là vấn đề băn khoăn nữa. Thế nhưng làm sao để tìm và lựa chọn được một nơi thực tập đơn giản và phù hợp lại trở thành vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Thực tế có rất nhiều kênh, phương tiện để sinh viên tìm hiểu và lựa chọn nơi thực tập cho mình. Cụ thể bao gồm 5 kênh phổ biến sau:

  • Kênh nhà trường: website hỗ trợ việc làm – thực tập của các trường Đại học đào tạo ngành Luật
  • Kênh người thân : đây là kênh tìm kiếm khá gần gũi với các bạn, bố mẹ anh chị hay họ hàng của bạn đang công tác ở 1 cơ quan nhà nước hay 1 công ty nào đó có thông tin về việc tuyển thực tập sinh tại nơi họ làm việc
  • Kênh bạn bè : bạn bè, anh chị khóa trên đã thực tập hay đi làm ở các kì trước hay năm học trước , có thể họ sẽ nắm được thông tin về công ty hay cơ quan họ đã thực tập thời gian này có tuyển thực tập sinh hay không
  • Website của chính cơ quan, công ty : một số công ty hay doanh nghiệp sẽ đăng thông tin tuyển dụng nhân viên , thực tập sinh trên chính fanpage, website của họ , việc cần làm là bạn phải xác định được nơi thực tập phủ hợp với bạn và tìm hiểu về nó.
  • Trang tuyển dụng trung gian : một số website trung gian tìm việc làm như timviecnhanh, careerbuilder, vietnamworks,….sẽ giúp các bạn tìm được những nhà tuyển dụng đang có nhu cầu tuyển thực tập sinh.
Sinh viên luật cần chuẩn bị những gì khi thực tập?

Với những cách tìm kiếm này, chắc chắn bạn dễ dàng tìm được một nơi thực tập phù hợp cho bản thân mình trong quá trình học tập và rèn luyện. Hãy cố gắng tận dụng tối đa các nguồn thông tin trên để không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội thực tập nào nhé!

Sinh viên luật cần chuẩn bị những gì khi thực tập?

Ngành luật là một ngành học đặc trưng cần cả kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt. Có như vậy sinh viên sau khi ra trường mới có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của công việc. Đồng thời cũng sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội công việc nào cho bản thân mình.

Kỹ năng mềm được xem là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với sinh viên, nhất là đối với sinh viên học ngành luật. Sự tự tin, thông minh và tinh tế trong quá trình giao tiếp, ứng xử là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình đi thực tập cũng việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Kiến thức là bậc thang đi đến cánh cửa tương lai trong khi kỹ năng mềm lại là chìa khóa để mở cánh cửa, đi lên nấc thang của sự danh vọng và thành công.

Sinh viên Luật có thể tự rèn luyện những kỹ năng mềm của mình bằng nhiều cách, chẳng hạn như:

  • Tham gia các hoạt động xã hội của khoa, Trường và các câu lạc bộ
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua sự mạnh dạn đưa ra ý kiến trong các vấn đề, lựa chọn từ ngữ, thái độ, cử chỉ đúng mực
  • Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thông qua việc lập kế hoạch nhóm, phân chia đầu việc,…
  • Tham gia các phiên tòa giả định, các buổi thực tập tư vấn luật pháp tại Khoa, Trường để rèn luyện kỹ năng đàm phán, ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Rèn luyện kỹ năng tra cứu thông tin trên các phương tiện như sách, báo, internet,…

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Sinh viên luật cần chuẩn bị những gì khi thực tập?“. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Kỳ thực tập có ý nghĩa, vai trò như thế nào?

Không phải ngẫu nhiên mà các trường yêu cầu sinh viên của mình phải tìm và đi thực tập tại  các công ty tuyển thực tập sinh. Việc thực tập có những vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong con đường sự nghiệp của mỗi người:
Kỳ thực tập là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức mang tính lý thuyết đã học và thực tiễn
Giúp sinh viên chuẩn bị trước những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trước khi thực sự ra trường và đi làm
Giúp sinh viên bước đầu xây dựng và tạo lập các mối quan hệ trong công việc

Có những loại thực tập nào hiện nay?

Có khá nhiều tiêu chí để phân loại thực tập. Dựa theo thời gian làm việc có
Thực tập toàn thời gian
Thực tập bán thời gian
Dựa theo tính chất, mục đích thực tập có
Thực tập nhận thức: là lần đầu tiên thực tập, thường dành cho sinh viên năm nhất trong khoảng 6-8 tuần 
Thực tập tích lũy: Thực tập trong 320 giờ, tham gia và dự án/khóa đào tạo… dành cho mọi đối tượng sinh viên
Thực tập tốt nghiệp: Thực tập trong 15 tuần để đủ điều kiện tốt nghiệp
Thực tập tại nước ngoài: Sinh viên được hỗ trợ về thủ tục, tài chính của trường để đi thực tập tại các nước khác.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết