Sơ đồ bài viết
Doanh nghiệp muốn an tâm phát triển hoạt động kinh doanh trong hanh lang pháp lý thì việc cho mình một bộ phận pháp chế chuyên nghiệp là điều cần thiết. Tùy theo nhu cầu kinh doanh, tổ chức của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức tổ chức pháp chế doanh nghiệp cho mình. Bài viết dưới đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ chỉ ra sự khác biệt pháp chế dịch vụ và in – house, kính mời bạn đọc tham khảo.
Vai trò của pháp chế doanh nghiệp
Pháp chế doanh nghiệp là bộ phận truyền tải kiến thức pháp luật vào đời sống doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo cũng như toàn bộ công, nhân viên của doanh nghiệp có hiểu biết về pháp luật. Từ đó, giúp mọi người tuân thủ pháp luật, tuân thủ nội quy của doanh nghiệp;
Xây dựng lòng tin của của doanh nghiệp vào pháp luật khi pháp luật thực sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp. Bộ phận pháp chế có vai trò tư vấn pháp luật giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh;
Pháp chế doanh nghiệp thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước, hướng dẫn pháp lý, soạn thảo văn bản,…để đáp ứng các yêu cầu cầu của khách hàng, của đối tác, của doanh nghiệp.
Pháp chế doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp biết được trong các thủ tục hành chính, mỗi hợp đồng thì doanh nghiệp cần phải làm những gì, làm với ai, cơ quan nào, chi phí, những cơ hội, rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp gặp phải.
Pháp chế dịch vụ và pháp chế In-house
Pháp chế in-house
Các doanh nghiệp có quy mô lớn, hay những ngành nghề chuyên biệt, cần có ý kiến của ban pháp chế thì doanh nghiệp sẽ thành lập Phòng pháp chế, Ban pháp chế, còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sử dụng các cán bộ pháp chế.
Phụ trách pháp chế doanh nghiệp cố vấn vấn đề quản trị, quản lý, thuế, chính sách lao động,…Ngoài ra, phụ trách pháp chế thường thay mặt doanh nghiệp làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các công việc.
Trong Phòng/Ban pháp chế, các cán bộ pháp chế có thể là những người đã có thẻ luật sư hoặc những người tốt nghiệp đại học luật,…
Pháp chế dịch vụ
Do quy mô sản xuất ngày càng phát triển, phạm vi kinh doanh càng mở rộng, nhiều hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp, khách hàng nước ngoài nên các doanh nghiệp thuê cá tổ chức hành nghề luật chuyên nghiệp để thực hiện một số công việc chuyên biệt, song song với pháp chế nội bộ doanh nghiệp.
Các tổ chức này giúp doanh nghiệp rà soát hợp đồng, các tài liệu nội bộ, đưa ra tư vấn pháp lý hiệu quả cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Các tổ chức hành nghề luật có đội ngũ luật sư, chuyên gia tài chính, chuyên gia về thuế,…trên nhiều lĩnh vực như doanh nghiệp, tài chính, lao động, dân sự,…để trợ giúp liên tục đối với các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp.
Các lợi ích mà doanh nghiệp thuê tổ chức pháp chế dịch vụ:
Nhận được sự tư vấn toàn diện của luật sư về tất cả các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp gặp phải;
Thu được các nguồn lợi nhờ có định hướng chính xác và kịp thời với các chính sách pháp luật mới nhất;
Nhận các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra phương hướng cụ thể để giải quyết các vấn đề pháp lý;
Giúp kiểm soát được các rủi ro trong quá trình hoạt động, các vấn đề về hợp đồng, thuế, bảo hiểm xã hội,…
Điểm khác nhau giữa pháp chế dịch vụ và In-house
Tiêu chí | Pháp chế In-house | Dịch vụ pháp chế |
Mối quan hệ với doanh nghiệp | Xác lập mối quan hệ dựa trên hợp đồng lao động. Nhân viên pháp chế là người lao động, doanh nghiệp là người sử dụng lao động. Nhân viên pháp chế có nhiệm vụ thực hiện công việc được giao, chịu sự giám sát, quản lý của doanh nghiệp. Thuộc tổ chức nội bộ của doanh nghiệp. | Phải ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, tồn tại mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng với vai trò của một bên là bên cung cấp dịch vụ và bên thuê dịch vụ. Các bên có quyền và nghĩa vụ dựa theo hợp đồng, không bên nào chịu sự quản lý, giám sát bên nào và không trực thuộc nội bộ của doanh nghiệp mà là một tổ chức độc lập |
Chi phí | Được hưởng lương theo tháng, có thể được nhận các khoản thưởng theo hiệu suất công việc. | Được hưởng thù lao theo vụ việc hoặc phí dịch vụ thường xuyên theo tháng trong thời hạn của hợp đồng dịch vụ |
Thời gian giải quyết công việc | Thực hiện/giải quyết công việc theo yêu cầu, chỉ đạo của doanh nghiệp bất cứ khi nào doanh nghiệp cần | Phụ thuộc vào sự thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. |
Phạm vi hỗ trợ tư vấn pháp lý | Có thể sự hiểu biết pháp luật ít hơn | Có nhiều hiểu biết, am hiểu pháp luật sâu, rộng |
Những lợi ích cho doanh nghiệp khi sử dụng pháp chế dịch vụ
Thứ nhất, sự chuyên môn hóa. Các công ty/văn phòng luật có đủ điều kiện để duy trì đội ngũ luật sư có kinh nghiệm, trình độ, đủ năng lực để có thể xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nhiều lĩnh vực. Không chỉ vậy, các công ty/văn phòng luật còn có mạng lưới hệ thống huấn luyện và đào tạo chuyên nghiệp, có tiến trình và những hệ thống giám sát, nhìn nhận chất lượng làm việc.
Thứ hai, sự linh hoạt. Khi sử dụng pháp chế dịch vụ, doanh nghiệp có thể giữ thế chủ động về nhân sự, bù đắp nhanh nhất sự thiếu vắng nhân sự chủ chốt cho những dự án lớn, những việc phát sinh đột ngột.
Thứ ba, tiết kiệm thời gian. Sử dụng pháp chế dịch vụ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nhân lực. Không những thế, mỗi lần thay đổi nhân sự lại là một lần bàn giao và mất thời gian để làm quen với công việc. Vì vậy, dịch vụ pháp lý thuê ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp được tiếp xúc với những luật sư có trình độ tốt, kinh nghiệm, tương thích với nhu cầu, nắm bắt xu thế của thị trường; từ đó mang lại hiệu quả làm việc cao hơn và nhanh chóng hơn.
Thứ tư, giảm chi phí. Để duy trì sự họat động, doanh nghiệp phải chi trả liên tục những khoản cho nhân sự như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, tiền lương, cơ sở vật chất của công ty… Vì vậy, việc doanh nghiệp sử dụng dịch vụ phòng pháp chế bên ngoài sẽ giúp giảm được đáng kể cho quỹ chi phí mà hiệu quả công việc vẫn được đảm bảo và có hiệu suất cao hơn.
Thứ năm, xây dựng hành lang pháp lý chắc chắn cho doanh nghiệp. Các công ty/văn phòng luật có đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, trở thành trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến pháp lý một cách chính xác, nhanh chóng, giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong suốt quá trình kinh doanh, giảm rủi ro pháp lý xuống mức thấp nhất.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề: “Sự khác biệt pháp chế dịch vụ và in – house”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Phòng pháp chế thuê ngoài là giải pháp tối ưu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dịch vụ pháp chế bên ngoài là việc công ty luật cung cấp dịch vụ nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý cho các doanh nghiệp như một phòng pháp chế của công ty.
Nhằm phòng tránh và tối ưu hóa những rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp phải đối mặt;
Giải quyết công việc nhanh chóng, đảm bảo lợi ích vì không phải thực hiện kiêm nghiệm các công việc khác;
Có thể sử dụng dịch vụ một cách linh hoạt và có thể lựa chọn chỉ cần trả phí khi sử dụng giúp tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.