fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Những lưu ý khi làm hợp đồng kinh tế

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mé. Hoạt động giao thương diễn ra sôi nổi và thường xuyên hàng ngày. Hợp đồng kinh tế là loại hợp đồng phổ biến và được sử dung khá nhiều. Các bên khi tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế cần lưu ý một số điều cơ bản. Để giúp các chủ thể hiểu rõ hơn về hợp đồng kinh tế thì Học viện đào tạo pháp chế IAC đã tổng hợp những lưu ý khi làm hợp đồng kinh tế ở bài viết dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo nhé

Một số hợp đồng kinh tế phổ biến

Đối tượng của hợp đồng kinh tế rất đa dạng và mỗi loại hợp đồng kinh tế có những đặc điểm riêng. Tài sản phải được quy định và điều chỉnh bởi pháp luật có liên quan để các bên có liên quan sử dụng theo đúng quy định.

Một số loại hợp đồng kinh tế như:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Hợp đồng xây dựng;
  • Hợp đồng vận chuyển;
  • Hợp đồng gia công hàng hóa;
  • Hợp đồng giao nhận thầu;
  • Hợp đồng dịch vụ;
  • Hợp đồng môi giới;
  • Hợp đồng thuê tài sản;
  • Hợp đồng chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng đại lý;
  • Các hợp đồng khác liên quan đến mục đích kinh doanh.

Những lưu ý khi làm hợp đồng kinh tế

Những lưu ý khi làm hợp đồng kinh tế

Sau đây, chúng tôi sẽ nêu một số lưu ý khi làm hợp đồng kinh tế như sau:

  • Đặt tên hợp đồng đúng với loại hợp đồng ký kết. Ví dụ như hợp đồng mua bán hay hợp đồng thi công,..
  • Văn phong trong hợp đồng chuẩn mực, không dùng từ đa nghĩa, trình bày rõ ràng, đúng chính tả
  • Việc ký kết hợp đồng kinh tế phải nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã đăng ký.
  • Các bên tham gia hợp đồng kinh tế không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng để làm trái pháp luật.
  • Trong nền kinh tế thị trường, mỗi bên tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế đều là xuất phát từ lợi ích riêng của mình. Khi ký kết hợp đồng kinh tế, các bên cùng nhau thoả thuận những điều khoản hợp đồng hợp lý có lợi nhất cho cả hai bên, không được có những điều khoản lừa dối chèn ép nhau.
  • Các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế có quyền và nghĩa vụ hoàn toàn bình đẳng với nhau. Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tương xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồng các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của mình và đều có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của bên kia. Không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ hình thành khi các bên thống nhất ý chí và hoàn toàn đồng ý với nhau về các điều khoản hợp đồng.
  • Khi quan hệ hợp đồng kinh tế đã được xác lập, các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì đều phải chịu trách nhiệm trước bên còn lại.
  • Trong quan hệ hợp đồng kinh tế các bên tham gia ký kết hợp đồng có quyền tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng miễn là không vi phạm điều cấm của luật. Pháp luật kinh tế luôn tôn trọng ý chí của các bên. Tuy nhiên, các bên có quyền thoả thuận nhưng mọi thoả thuận trong hợp đồng thì không được vi phạm pháp luật cấm mà phải phù hợp với các quy định của pháp luật.
  • Khi tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế các bên phải dùng chính tài sản của mình để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Các bên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ người khác bảo lãnh về tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Hợp đồng kinh tế có hiệu lực khi đảm bảo các điều kiện

  • Các chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đủ tuổi và nhân thức, có đủ quyền để đại diện ký kết hợp đồng.
  • Các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện này xuất phát từ ý chí của chủ thể, tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó mà không phải do cưỡng chế, ép buộc. Sự ép buộc, giả dối sẽ làm vô hiệu hợp đồng.
  • Nội dung, điều khoản của hợp đồng không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội.
  • Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa bị cấm giao dịch, công việc bị cấm thực hiện.
  • Việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải chính xác và có tính khả thi. Các nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có giá trị pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Chủ thể trong hợp đồng kinh tế được tự do thỏa thuận và lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế và phương thức giải quyết tranh chấp (nếu có tranh chấp). Cụ thể:

  • Giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
  • Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng các bên có thể thông qua phương thức: 

  1. Tự thương lượng, hòa giải
  2. Hòa giải tại Trung tâm hòa giải tại Tòa án, tại Trung tâm trọng tài.
  3. Khởi kiện tranh chấp tại Tòa án, hoặc Trung tâm trọng tài.

Bạn vừa theo dõi bài viết về vấn đề “Những lưu ý khi làm hợp đồng kinh tế” của chúng tôi. Hy vọng rằng những lưu ý khi làm hợp đồng kinh tế sẽ giúp bạn lập được hợp đồng kinh tế một cách chỉn chu hơn. Hãy theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm các kiến thức về pháp luật nhé

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng kinh tế giữa tổ chức và cá nhân có bắt buộc phải công chứng ?

Trường hợp 1: Hợp đồng của bạn pháp luật không có quy định cụ thể về việc bắt buộc phải công chứng hay không, hợp đồng của bạn chỉ cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Hợp đồng kinh tế giữa tổ chức ký kết với cá nhân, đã được xác lập bằng văn bản có chữ ký của cả hai bên, các bên trong hợp đồng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, thì hợp đồng của bạn vẫn có giá trị pháp lý và làm căn cứ để khởi kiện nếu một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. 
Trường hợp 2: Hợp đồng có đối tượng đặc biệt mà pháp luật yêu cầu phải được lập thành văn bản và phải có công chứng, chứng thực. Khi này hợp đồng kinh tế bắt buộc phải đi công chứng, chứng thực để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực.

Cá nhân có thể ký hợp đồng kinh tế với công ty không?

Chủ thể hợp đồng kinh tế được xây dựng giữa các chủ thể hầu hết chính là các thương nhân. Trong đó, thương nhân được định nghĩa tại Điều 6 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 6. Thương nhân
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước”.
Đối với hoạt động của những bên chủ thể không phải là thương nhân cũng không có mục đích kiếm lợi nhuận trong quan hệ mua bán phải tuân theo những quy định có trong luật thương mại nếu chủ thể áp dụng hợp đồng mua bán theo Luật thương mại.
Như vậy, đối với những quy định nêu trên, công ty được phép ký hợp đồng kinh tế với các cá nhân đủ năng lực dân sự và với các loại hàng hoá mà pháp luật không cấm.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết