fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Sinh viên Luật có nên làm pháp chế doanh nghiệp?

Trong bối cảnh ngành Luật đang đào tạo ra rất nhiều cử nhân Luật mỗi năm, khiến sinh viên Luật mới ra trường rất khó khăn để tìm kiếm cơ hội việc làm đúng ngành nghề mình học. Bên cạnh các nhóm ngành nghề được cho là phố biến cho các sinh viên Luật sau khi ra trường lựa chọn như: Luật sư, Công chứng, thừa phát lại, hay thi công chức vào Tòa án, Viện kiểm sát thì nghề pháp chế doanh nghiệp cũng được cho là sự lựa chọn phù hợp, hấp dẫn hơn cả.

Tuy nhiên, tỉ lệ chọi trong nhóm ngành này khá cao, bởi chỉ có các doanh nghiệp có các công việc pháp lý phát sinh thường xuyên thì mới cần đến bộ phận pháp chế. Nhu cầu cần đến bộ phận pháp chế chủ yếu ở các công ty vừa hoặc công ty lớn vì mới có những vấn đề pháp lý phát sinh thường xuyên. Không những thế, những phòng pháp chế trong các doanh nghiệp cũng thường không có quá nhiều nhân sự. Chính vì vậy, để có một vị trí làm ở bộ phận pháp chế đòi hỏi nhiều yếu tố.

Vậy, sau khi tốt nghiệp, sinh viên luật có nên làm pháp chế doanh nghiệp không? Tiêu chuẩn để trờ thành một nhân viên pháp chế doanh nghiệp được pháp luật quy định như nào? Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều bạn sinh viên học luật thắc mắc. Để giải đáp vướng mắc trên, Học viện đào tạo pháp chế ICA kính mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây:

Quy định về pháp chế doanh nghiệp

Bộ phận pháp chế có vị trí, vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành, hoạt động, kinh doanh đảm bảo trong hành lang pháp lý mà còn giúp doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục có liên quan khác.

Hơn thế, bộ phận pháp chế sẽ đảm nhiệm mọi công việc phát sinh của doanh nghiệp có liên quan đến pháp luật, cung cấp cho doanh nghiệp những tư vấn pháp lý, soạn thảo hợp đồng, đại diện, đàm phán, thương lượng với đối tác, khách hàng. Có thể thấy, pháp chế doanh nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp

Tiêu chuẩn làm nhân viên pháp chế doanh nghiệp

Sinh viên Luật có nên làm pháp chế không?

Pháp chế giữ vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, mỗi sai sót có thể ảnh hưởng đến chính sách, đường lối hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, người làm công việc pháp chế đòi hỏi tầm hiểu biết bao quát và chuyên sâu các quy định pháp luật. Để làm pháp chế, pháp luật không quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện để vào nghề. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khi tuyển dụng bộ phận pháp chế, họ thường đưa ra các tiêu chuẩn sau:

  • Ứng viên phải có bằng cử nhân luật;
  • Biết tư duy pháp lý, nắm chắc các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư;
  • Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, linh hoạt giải quyết công việc;
  • Biết nhìn nhận, đánh giá sự việc, đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong công việc;
  • Có khả năng tư vấn, đàm phán, soạn thảo văn bản, hợp đồng, tài liệu nội bộ của doanh nghiệp;
  • Thành thạo tin học văn học, ngoại ngữ (tuỳ doanh nghiệp có yêu cầu)…

Sinh viên Luật có nên làm pháp chế doanh nghiệp?

Hiện tại và trong vài năm tới, khi các bạn tốt nghiệp, việc làm luật nói chung, nhất là trong môi trường tư nhân, chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt. Trong vài năm trở lại đây, mỗi năm ra trường hơn 18.000  tân cử nhân luật. Các văn phòng luật sư, công ty luật trên cả nước, mỗi năm tuyển không quá 1.000 nhân sự, như vậy, phần lớn số lượng cử nhân luật chính quy tốt nghiệp đều lựa chọn làm cho các tổ chức, doanh nghiệp và làm pháp chế là một lựa chọn.

Trong những năm đầu sau khi tố nghiệp, nếu đảm nhận ngay công việc pháp chế doanh nghiệp, đa phần người lao động sẽ nhận được mức lương cao hơn, các chế độ tốt hơn so với làm việc tại các văn phòng luật, công ty luật. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp, họ yêu cầu ứng viên phải “biết làm việc” từc là biết giải quyết các công việc mà họ mô tả trong thông tin tuyển dụng, yêu cầu công việc. Một số yêu cầu cơ bản của nhân viên pháp chế cho người mới đi làm thường là:

+ Biết soạn thảo, điều chỉnh, sửa đổi hợp đồng;

+ Biết hỗ trợ xây dựng các quy định nội bộ của công ty;

+ Biệt soạn thảo văn bản chỉnh chu đúng hình thức, đúng nội dung, đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp;

+ Biết chuẩn bị, đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan nhà nước, giải quyết các yêu cầu về thủ tục

Có lẽ, đây là những yêu cầu cơ bản nhưng cũng là “bài toán khó” cho người mới ra trường bắt đầu công việc pháp chế doanh nghiệp.

Hiện tại, các doanh nghiệp khi tuyển dụng sẽ ưu tiên người có kinh nghiệm, tức là ưu tiên người viết làm việc. Kinh nghiệm chính là trải nghiệm của bạn, phải hiểu chính xác bạn đã biết làm việc, chứ không phải là đã đi làm theo hợp đồng toàn thời gian 1, 2 năm. Tức là bạn đã hiểu về công việc pháp chế, biết cách làm việc, làm đúng yêu cầu và thực tế đã giải quyết các công việc.

Theo ICA, không nên đặt câu hỏi là có nên hay không nên ứng tuyển vào pháp chế doanh nghiệp ngay khi tốt nghiệp. Vì sự thật, nếu có cơ hội và được tuyển, bạn nên tận dụng ngay vì cơ hội việc làm không có nhiều. Dù làm ở môi trường nào thì ít nhiều bạn cũng sẽ có cho mình những kinh nghiệm, trải nghiệm và để biết việc làm có phù hợp với bản thân hay không.

Lời khuyên cho các bạn sinh viên Luật mới ra trường

Ngành luật luôn có nhiều cơ hội việc làm cho những bạn đam mê và bám trụ với nghề. Những bạn sinh viên học luật nếu muốn sau này ra trường đỡ vất vả hơn trong quá trình xin việc thì nên đi tập sự từ năm 2, năm 3 đại học để tích luỹ kinh nghiệm, hãy học hết mình những gì mình muốn học.

Kỹ năng và ngoại ngữ là yếu tố quan trọng giúp bản thân có thể phát triển xã hơn trong ngành này nên hãy cố gắng trau dồi thật nhiều để lấy nó làm tiền đề giúp ích cho công việc tương lai.

Mới ra trường hay bao lâu sau đó thì vào doanh nghiệp làm pháp chế không quan trọng. Quan trọng là bạn có cơ hội không? Nếu bạn có đam mê với nghề này thì bạn hãy tự tin ứng tuyển. Nếu có cơ hội thì ta nên tận dụng cơ hội đó để học tập, rèn luyện tích luỹ kinh nghiệm cũng như để bản thân trải nghiệm xem liệu nghề này có phù hợp với bản thân mình hay không.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sinh viên Luật có nên làm pháp chế?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Câu hỏi thường gặp

Ngành luật học những gì?

Ngành Luật thường được phân thành các chuyên ngành như: Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật kinh tế, Luật Đất đai,…Theo học ngành Luật tùy vào mỗi chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức khác nhau, ví dụ: Luật Dân sự ngoài những kiến thức pháp luật chung, sinh viên khoa luật Dân sự còn được trang bị những kỹ năng về các quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình; đường lối xử lý các quan hệ ấy khi có vi phạm hay tranh chấp và các căn cứ áp dụng hoặc Luật Hành chính: Sinh viên được cung cấp thêm những ý kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, về công chứng và luật sư, về cải cách nền hành chính.v..v

Học ngành luật ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành luật, sinh viên có thể theo đuổi nghề làm luật sư và làm việc trong các tòa án hoặc các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, Ngoài việc trở thành Luật sư ra chúng ta có thể công tác trong ngành công an hoặc làm việc trong các công ty Luật, tư vấn Luật, làm nhà báo, chuyên viên pháp chế,…

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết