Sơ đồ bài viết
Sinh viên luật ra trường có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm luật sư, chuyên viên pháp chế, công chứng viên,…Nếu bạn quan tâm đến nghề luật tập trung vào các thủ tục của doanh nghiệp, bạn có thể cân nhắc trở thành một chuyên viên pháp chế. Tìm hiểu về vai trò của chuyên viên pháp chế và cách trở thành chuyên viên pháp chế có thể giúp bạn xác định xem đây có phải là nghề nghiệp phù hợp với mình hay không? Trong bài viết này, Học viện đào tạo pháp chế ICA giải thích chuyên viên pháp chế là gì, tại sao các doanh nghiệp cần chuyên viên pháp chế và nguồn thu nhập của pháp chế.
Chuyên viên pháp chế là gì?
Chuyên viên pháp chế hay còn được gọi là luật sư doanh nghiệp – là chuyên gia pháp lý tập trung vào các vấn đề ảnh hưởng đến doanh nghiệp, bao gồm thuế, giao dịch kinh doanh, sở hữu trí tuệ. Những chuyên gia này có thể thương lượng các điều khoản giải quyết, soạn các văn bản pháp lý hoặc tranh luận tại toà. Hầu hết các chuyên viên pháp chế sẽ làm việc toàn thời gian tại văn phòng.
Một chuyên viên pháp chế làm gì?
Chuyên viên pháp chế giúp doanh nghiệp trong suốt quá trình pháp lý liên quan đến doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp nộp hồ sơ khởi kiện, hồ sơ vụ án, chuẩn bị các tài liệu pháp lý và giám sát các vụ kiện tại Toà án. Các nhiệm vụ khác bao gồm: giải quyết khiếu nại, làm việc với các cơ quan nhà nước, gửi đơn, thư. Những chuyên viên pháp chế có thể giúp doanh nghiệp trong các ngành như bất động sản, lao động, khởi nghiệp, bảo hiểm xã hội,…Chuyên viên pháp chế cũng có thể giúp doanh nghiệp:
- Khởi nghiệp;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
- Soạn hợp đồng;
- Điều hướng mua lại, sáp nhập;
- Giải quyết các khiếu nại và vấn đề kinh doanh;
- Giải quyết tranh chấp tài sản, bất động sản;
- Quản lý rủi ro và tuân thủ.
Nguồn thu nhập của pháp chế và triển vọng công việc
Chuyên viên pháp chế làm việc toàn thời gian cho doanh nghiệp. Mức lương pháp chế phụ thuộc vào vị trí chức danh, kinh nghiệm làm việc. Các giám đốc bộ phận pháp chế thường có mức lương cao hơn trong khi những bạn sinh viên luật mới tốt nghiệp kiếm được mức lương thấp hơn. Mức lương doanh nghiệp chi trả cho pháp chế thường là lương cứng và thêm các khoản phụ cấp, thưởng theo các chế độ khác của doanh nghiệp.
Để thăng tiến trong sự nghiệp, bạn hãy tham gia các khoá học về quản trị doanh nghiệp và kết nối với các chuyên gia trong ngành. Bạn có thể thay đổi môi trường làm việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác trong sự nghiệp của mình để có thêm kinh nghiệm.
Kỹ năng chuyên viên pháp chế là gì?
Kỹ năng làm pháp chế bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Giao tiếp, kiến thức về pháp luật, khả năng tư duy, suy luận chín chắn và giải quyết vấn đề chỉ là một trong số các kỹ năng bạn cần có khi làm pháp chế. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn phát triển bản thân và có cơ hội thăng tiến trong công việc thì bạn cần những kỹ năng sau:
Thứ nhất, kỹ năng phân tích và nghiên cứu. Chuyên viên pháp chế phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của họ để thực hiện nghiên cứu sâu về các vấn đề liên quan đến công việc của họ làm. Ngoài ra, khả năng phân tích chi tiết, xác định thông tin, suy luận bối cảnh và phân tích các khía cạnh khác là cần thiết của chuyên viên pháp chế. Nghề này thường đi kèm với tài liệu, thông tin phức tạp và các dữ liệu khác nhau sẽ yêu cầu bạn thực hiện nghiên cứu, phân tích về những vấn đề để từ đó bạn nên làm gì để giải quyết công việc được hiệu quả nhất.
Thứ hai, chú ý đến từng chi tiết. Điều này là rất quan trọng đối với chuyên viên pháp chế. Bạn cần phải chú ý từng chi tiết những điều khoản của hợp đồng hay những tài liệu, chứng cứ để không bỏ sót bất kỳ thông tin, dữ liệu nào tránh ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp.
Thứ ba, kỹ năng tổ chức. Hồ sơ, tài liệu của doanh nghiệp rất quan trọng. Vì vậy, bạn phải tìm ra các phương pháp để sắp xếp các tài liệu và thông tin quan trọng để dễ dàng theo dõi, giải quyết công việc.
Thứ tư, quản lý thời gian. Quản lý thời gian hiệu quả cũng rất quan trọng trong nghề này. Bạn phải lên lịch sắp xếp giải quyết công việc một cách hợp lý để tránh tình trạng công việc bị trì trệ, không kịp tiến độ làm ảnh hướng đến hiệu suất công việc.
Thứ năm, giao tiếp thuyết phục. Giao tiếp thuyết phục đòi hỏi khả năng liên hệ với người khác, áp dụng các phương pháp để giải quyết các trường hợp và đạt được thành công. Giao tiếp để ban lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được, bị thuyết phúc trước những hành động, giải pháp bạn đưa ra. Đặc biệt, khi doanh nghiệp tham gia vụ kiện, chuyên viên pháp chế phải thuyết phúc được toà án để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp của mình.
Khoá học pháp chế tại ICA
Trở thành một chuyên viên pháp chế là một con đường sự nghiệp đầy thử thách đòi hỏi sự chăm chỉ và nhiều nằm học tập. Bạn muốn thăng tiến trong công việc cũng như nâng cao kiến thức, kỹ năng, bạn hãy tham gia các khoá học đào tạo pháp chế của chúng tôi. Học viện đào tạo pháp chế ICA mở khoá đào tạo pháp chế giúp học viên định hướng rõ ràng về bản đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp, định hình đầy đủ những khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp, từ đó xác định hành trang cần thiết để phục vụ cho nghề pháp chế.
Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ pháp lý đa dạng cho học viên pháp chế và các đối tượng khác có mong muốn tìm hiểu về các kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh nói chung.
Khóa học được tuyển sinh thường xuyên, với hình thức học trực tiếp tại Hà Nội hoặc học trực tuyến (Online).
Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA:
Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: [email protected]
- Liên hệ qua Facebook
- Liên hệ qua YouTube
- Liên hệ qua TikTok
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề: “Nguồn thu nhập của pháp chế”. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Các bạn có thể làm nhân viên pháp chế ở các ngân hàng trong nước hoặc quốc tế với mức lương cực kỳ ưu đãi. Đối với các bạn mới ra trường thì mức lương nhận được dao động từ 8 triệu-14 triệu đồng.
Pháp chế là một nghề liên quan đến pháp luật. Việc dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết các công việc là điều bắt buộc. Nếu bạn làm việc trong môi trường các doanh nghiệp lớn hay các tập đoàn thì các tranh chấp xảy ra nhiều hơn. Vì vậy, lượng công việc của bạn cũng khá nhiều nên đôi khi vì số lượng công việc và sự áp đặt của người lãnh đạo cũng làm cho bạn cảm thấy áp lực.