Sơ đồ bài viết
Hợp đồng mua bán rất đa dạng về chủ thể có thể như thực phẩm, gia dụng, đồ dùng, phương tiện,… Tuy nhiên, không phải ai cũng có mẫu hợp đồng mua bán với nội dung đầy đủ và đảm bảo về mặt pháp lý. Mẫu hợp đồng mua bán trái cây đã quá phổ biến với cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên bán có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu một số lượng trái cây nhất định theo thỏa thuận có trách nhiệm thanh toán cho người bán. Bạn đọc có thể tham khảo hợp đồng mua bán trái cây trong bài viết sau đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA.
Tải xuống mẫu hợp đồng mua bán trái cây
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán trái cây
Khi soạn thảo, rà soát hợp đồng mua bán trái cây cần đảm bảo có những nội dung sau đây:
Chủ thể: Cần phải đề cập rõ ràng những thông tin của các bên như: Tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, tên và năng lực của người đại diện theo pháp luật, mã số thuế doanh nghiệp, số tài khoản ngân hàng dùng để giao dịch… theo Giấy chứng nhận công ty. Khi giao kết hợp đồng, các bên có thể liên hệ và yêu cầu đối tác cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký công ty để đảm bảo tính chính xác của thông tin và thẩm quyền ký kết.
Đối tượng của hợp đồng :Đối tượng cụ thể của hợp đồng này là trái cây. Các bên thống nhất rõ ràng về số lượng sầu riêng sẽ mua và bán. Để đảm bảo quyền lợi cho người mua, người bán nên cung cấp thông tin sản phẩm như chủng loại, nguồn gốc trái cây, đồng thời người mua cũng nên kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua bán.
Giá: Cần ghi rõ tổng giá trị hợp đồng. Các bên cần lưu ý đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 32/2013/TT-NHNN. Ngoài ra, một điều khoản mà các chủ thể thường không biết liên quan đến việc xác định giá trong trường hợp có biến động hoặc trường hợp bất khả kháng.
Phương thức và thời hạn thanh toán: Các bên phải nêu rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hoặc tiền mặt) và thời hạn thanh toán chính xác cũng như số tiền thanh toán từng đợt.
Thời gian giao hàng: Đối với bên mua, cần quy định rõ các điều kiện đi kèm và thời gian cụ thể của quá trình mua bán để bên bán thực hiện nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa theo quy định của hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên: Các bên phải nêu chi tiết nghĩa vụ của mình trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời gian chấm dứt hợp đồng cụ thể.
Điều kiện trách nhiệm: Các bên có thể lường trước các tình huống mà bên kia có thể sử dụng chúng để không thực hiện hợp đồng và soạn thảo các điều khoản phù hợp, chẳng hạn như trách nhiệm của người mua đối với việc không thanh toán hoặc trách nhiệm của người bán đối với việc không giao hàng theo hợp đồng.
Thời gian thực hiện hợp đồng: Hợp đồng phải ghi rõ thời điểm bắt đầu, kết thúc thực tế hoặc lý do dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng.
Điều khoản giải quyết tranh chấp: khi có tranh chấp, các bên phải giải quyết một cách thân thiện và thương lượng. Nếu cả hai bên không thể tự giải quyết tranh chấp, tranh chấp có thể được chuyển đến tòa án có thẩm quyền hoặc trọng tài thương mại để giải quyết.
Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán trái cây
Hình thức hợp đồng: với trường hợp các bên mua bán trái cây với số lượng ít, thì hợp đồng có thể thực hiện bằng lời nói. Nhưng đối với hợp đồng mua bán với số lượng lớn, để đảm bảo cho quyền lợi của các bên thì hình thức nên được lập thành văn bản và có chữ kí xác nhận của các bên.
Chủ thể tham gia kí kết hợp đồng: Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Đối tượng của hợp đồng: Đối tượng cụ thể trong hợp đồng ở đây là sầu riêng nên sẽ có một số điều lưu ý đối với hàng hoá được mua bán này. Xác định đây là các loại trái cây, xuất xứ tại đâu, chất lượng của sản phẩm và cũng như quy trình nuôi trồng nếu có
Giá trị hợp đồng và thanh toán: Các bên cần thoả thuận về giá cả hàng hoá và thống nhất về tổng giá trị hàng hoá các bên sẽ mua bán: Đối với phương thức thanh toán các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay như: thanh toán trực tiếp; thanh toán thông qua chuyển khoản. Thời hạn thanh toán các bên nên thỏa thuận một thời hạn thanh toán cụ thể. Thời hạn thanh toán có thể là một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ của hợp đồng.
Lưu ý về điều khoản phạt vi phạm: Đây là điều khoản các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên nếu các bên không thỏa thuận điều khoản này thì khi xảy ra vi phạm, các bên sẽ không được phạt vi phạm hợp đồng. Do vậy, để đề phòng thì các bên nên quy thỏa thuận điều khoản này trong hợp đồng. Các bên thỏa thuận cụ thể mức phạt vi phạm, nhưng không được vượt quá 8% giá trị hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận cụ thể chỉ một số trường hợp vi phạm mới bị phạt vi phạm hoặc tất cả các vi phạm đều bị áp dụng.
Câu hỏi thường gặp:
Bộ luật dân sự năm 2015 tại Điều 433 có những quy định về giá và phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
Các bên có quyền thỏa thuận về giá của tài sản theo hướng đưa ra một mức giá cụ thể, một phương pháp xác định giá hoặc xác định hệ số trượt giá đối với những tài sản có sự biến động về giá.
Các bên cũng có thể yêu cầu người thứ ba xác định giá của tài sản mua bán (nhờ cơ quan thẩm định giá để xác định giá của tài sản mua bán)
Căn cứ vào khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật thuế giá trị gia tăng thì khi công ty mua sản phẩm nông sản, mang về sơ chế qua như sấy khô, cắt lát … khi bán ra chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng như sau:
Trường hợp 1: Công ty bán sản phẩm nông sản cho khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã thì thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng;
Trường hợp 2: Công ty bán sản phẩm nông sản cho khách hàng là hộ kinh doanh, cá nhân, tổ chức khác không phải doanh nghiệp thì chịu thuế giá trị gia tăng là 5%.