fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Hợp đồng chuyển nhương quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhương quyền sử dụng đất là hợp đồng bằng văn bản được lập ra nhằm hợp pháp hóa việc mua bán bất động sản với sự thỏa thuận của bên mua và bên bán về việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Các điều khoản, nội dung và hình thức của hợp đồng tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai. Mời bạn đọc tham khảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong bài viết dưới đây nhé!

Tải xuống mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Lưu ý khi soạn thảo và rà soát hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất :

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản được công chứng, chứng thực và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai. Tuy nhiên, nếu một bên của hợp đồng là công ty kinh doanh bất động sản thì hợp đồng không cần công chứng vẫn có hiệu lực pháp lý.

Trong hợp đồng này, cần đảm bảo các điều khoản cơ bản như: Thông tin của các bên; Giải thích thuật ngữ; Đối tượng của Hợp đồng; Giá bán và phương thức thanh toán; Thời hạn bàn giao nhà và hồ sơ; Bảo hành nhà ở; Quyền và nghĩa vụ của các bên; chuyển giao quyền và nghĩa vụ; Vi Phạm Thị Hợp đồng và trách nhiệm của các bên; Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng; Các trường hợp bất khả kháng; Cam kết của các bên; Luật áp dụng và phương thức giải quyết tranh chấp; Ngôn ngữ Hợp đồng; Hiệu lực Hợp đồng…

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Điều 501 Bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất như sau:

Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có những nội dung chính sau đây:

Thông tin của các bên

Họ tên, số CMND/CCCD, nơi cấp, ngày cấp, hộ khẩu thường trú, địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên lạc của các bên.

Nếu đất chuyển nhượng thuộc quyền sử dụng chung của vợ chồng thì phần bên chuyển nhượng phải ghi đầy đủ thông tin và có chữ ký của cả hai vợ chồng.

Nếu đất chuyển nhượng thuộc quyền sử dụng chung của nhiều người cũng ghi nội dung và đầy đủ chữ ký của các đồng sử dụng hoặc chỉ ghi tên, chữ ký của người đại diện.

Nếu bên nhận chuyển nhượng có vợ hoặc chồng thì cũng cần ghi đầy đủ thông tin về cả hai vợ chồng.

Thông tin về quyền sử dụng đất được chuyển nhượng

Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất (ghi theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng, thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng.

Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất như hiện có cầm cố, thế chấp ở đâu không? Nếu có thì cách giải quyết thế nào?

Giá và phương thức thanh toán

Giá chuyển nhượng (do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật).

Phương thức, thời hạn thanh toán (có đặt cọc không, trả một lần hay nhiều lần, việc giải quyết tiền đặt cọc đã nhận, trả bằng tiền Việt Nam hay bằng vàng, bằng tiền mặt hay chuyển khoản).

Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Các bên cáo thể ấn định thời hạn, địa điểm, phương thức cụ thể để giao đất, giao tiền.

Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng

Các bên có thể thỏa thuận mức phạt do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, chậm bàn giao đất.

Phương thức giải quyết tranh chấp

Các bên thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp trong trường hợp có tranh chấp xáy ra như tự thương lượng, hòa giải thông qua người thứ ba, khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • Khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
  • Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
  • Như vậy, hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng này. Do đó, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải thành lập thành văn bản theo quy định và được tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Nơi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Mặc dù pháp luật cho phép các bên chuyển nhượng được phép lựa chọn giữa công chứng hoặc chứng thực hợp đồng khi chuyển nhượng đất nhưng nơi công chứng bị giới hạn theo phạm vi địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà đất.
Nói cách khác, khi chuyển nhượng đất thì các bên phải công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà đất. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau:
Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết