fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA

Ngày nay, pháp chế doanh nghiệp là một công việc có vị trí hết sức quan trọng trong doanh nghiệp, giúp cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, đảm bảo việc doanh nghiệp hoạt động hợp pháp. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ muốn làm pháp chế doanh nghiệp những không biết phải học gì, cần những kỹ năng gì để làm pháp chế doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Phapche.edu.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về nội dung này.

Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Pháp chế doanh nghiệp là một chức danh, vị trí trong doanh nghiệp, được doanh nghiệp tuyển dụng để phụ trách các công việc liên quan đến pháp luật trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Để có thể phát triển kinh doanh một cách tốt nhất đồng thời mang lại những giá trị tiềm lực kinh tế, hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, là một trong các yếu tố then chốt giúp cho các doanh nghiệp này kinh doanh hiệu quả, hợp pháp và đảm bảo phát triển bền vững.

Những công việc mà chuyên viên pháp chế doanh nghiệp phải làm

Pháp chế doanh nghiệp giữ một vị trí vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Người làm pháp chế doanh nghiệp phải làm những công việc sau:

  • Phụ trách và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Đảm nhiệm việc tham mưu, hỗ trợ tư vấn kịp thời, chính xác cho Ban giám đốc về những vấn đề pháp lý khác nhau như: quản trị tài chính doanh nghiệp, liên doanh quốc tế, luật doanh nghiệp,…
  • Kiểm tra tính pháp lý, mức độ hợp pháp của mọi giao dịch kinh doanh, chuẩn bị các hồ sơ pháp lý, thủ tục như: đăng ký nhãn hiệu, thay đổi đăng ký kinh doanh,…
  • Xây dựng các chính sách quản lý nội bộ cũng như giám sát việc triển khai, thực hiện chính sách của các thành viên trong doanh nghiệp;
  • Tiến hành nghiên cứu, đánh giá những yếu tố rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến các quyết định, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Áp dụng những phương pháp quản trị rủi ro phù hợp để đưa ra khuyến nghị về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra. Đề xuất ra những biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả;
  • Tham gia các hoạt động tố tụng nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp;
  • Tham gia đại diện, đàm phán, trao đổi với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp;
  • Soạn thảo hợp đồng, tài liệu pháp lý của doanh nghiệp;
  • Nghiên cứu, cập nhật những quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động của công ty.

Học gì để làm pháp chế doanh nghiệp?

Như phân tích ở trên, bạn đã hiểu rõ về nghề pháp chế, công việc của một pháp chế doanh nghiệp. Muốn làm pháp chế doanh nghiệp, đòi hỏi người làm phải có kiến thức trong lĩnh vực pháp luật, kinh doanh. Vì vậy, ngay từ bây giờ, để theo đuổi đam mê nghề pháp chế doanh nghiệp, bạn cần phải đáp ứng những điều kiện về học vấn và những kỹ năng sau:

Thứ nhất, bạn phải là cử nhân luật.

Thông thường các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên ứng tuyển những bạn có bằng cử nhân luật, bởi học đã được đào tạo chuyên ngành luật, hiểu luật, biết vận dụng pháp luật một cách linh hoạt để giải quyết công việc;

Thứ hai, bạn học kế toán, quản trị nhân sự, kỹ sư,…

Bên cạnh việc ưu tiên những ứng viên có bằng cử nhân luật thì nhà tuyển dụng cũng có thể lựa chọn những ứng viên học ngành kế toán, quản trị nhân sự,…nhưng đòi hỏi người làm phải có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp chế, đôi khi nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những tiêu chí khắt khe hơn so với những ứng viên là cử nhân luật.

Thứ ba, bên cạnh học vấn thì người làm nghề pháp chế phải có những kỹ năng, kinh nghiệm nhất định như:

+ Kinh nghiệm ở vị trí tương đương hoặc có kinh nghiệm công tác văn phòng luật từ 1-2 năm;

+ Khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề tốt;

+ Thành thạo tin học văn phòng.

Do đó, người làm cần phải học hỏi, trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm để thực hiện công việc năng suất, hiệu quả.

Học gì để làm pháp chế doanh nghiệp?

Tiêu chuẩn để làm pháp chế doanh nghiệp

Để làm pháp chế doanh nghiệp đòi hỏi người làm phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và các kỹ năng mềm để có thể giải quyết công việc một cách năng suất, hiệu quả. Không phải ở trường hợp nào, vai trò pháp chế doanh nghiệp cũng do một người đảm nhiệm, thông thường, doanh nghiệp sẽ hình thành ban pháp chế. Do đó, tuỳ theo vị trí sắp xếp theo nhu cầu của từng doanh nghiệp, các tiêu chuẩn đặt ra đối với cá nhân cụ thể ứng tuyển vào làm việc tại vị trí pháp chế doanh nghiệp có thể sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chung đối với người làm pháp chế doanh nghiệp như sau:

  • Có kiến thức về pháp luật, đặc biệt là kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực doanh nghiệp.
  •  Am hiểu và khả năng vận dụng pháp luật vào thực tế để giải quyết công việc;
  • Tác phong chuyên nghiệp, năng động, có khả năng làm việc độc lập, khả năng suy luận, phân tích, đánh giá nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng;
  • Thành thạo các kỹ năng cơ bản như sử dụng tốt phần mềm tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kỹ năng tư vấn,…
  • Kỹ năng ngoại ngữ (tuỳ từng doanh nghiệp có yêu cầu hay không yêu cầu);
  • Ngoài ra, cần có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt, thuyết trình, đàm phán,…

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Học gì để làm pháp chế doanh nghiệp?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Câu hỏi thường gặp

Pháp chế doanh nghiệp phải làm những công việc gì?

Công việc của một pháp chế doanh nghiệp phải làm đó là:
+ Soạn thảo hợp đồng, tài liệu nội bộ cho doanh nghiệp;
+ Kiểm tra tính hợp pháp của các giao dịch kinh doanh;
+ Xây dựng các chính sách quản lý nội bộ cho doanh nghiệp;
+ Nghiên cứu, đánh giá những yếu tố rủi ro trong kinh doanh;
+ Cập nhật, nắm bắt những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp,…

Làm pháp chế doanh nghiệp có bắt buộc phải là cử nhân luật?

Pháp luật không quy định làm pháp chế doanh nghiệp phải bắt buộc có bằng cử nhân luật. Tuy nhiên, nghề pháp chế liên quan trực tiếp đến pháp luật, đồng thời những người được đào tạo cử nhân luật thì sẽ giúp cho họ có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về pháp luật, có khả năng tư duy, vận dụng pháp luật để giải quyết công việc. Vì vậy mà các doanh nghiệp khi tuyển dụng họ thường đưa ra yêu cầu ứng viên phải có bằng cử nhân luật.

Lương pháp chế doanh nghiệp cao không?

Những người đảm nhận công việc pháp chế doanh nghiệp mức lương khá ổn định. Các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả tiền lương cao cho những ứng viên có kinh nghiệm lâu năm. Mức thu nhập trung bình của nhân viên pháp chế là 9 triệu đồng. Khoảng lương phổ biến dao động từ 7 triệu đến 15 triệu đồng cho các ứng viên có từ 1-4 năm kinh nghiệm.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết