fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Giáo viên đánh học sinh sẽ bị xử lý như thế nào?

Chào Luật sư, hôm trước con tôi đi học về nhà thì có dấu hiệu lạ. Tôi có thấy cháu như vậy thì có găng hỏi thì cháu nói bị cô lấy thước đánh vào tay. Hiện nay giáo viên không được đánh học sinh. Tôi định ngày mai sẽ lên trường gặp ban giám hiệu để nói. Giáo viên đánh học sinh sẽ bị xử lý như thế nào? Giáo viên đánh học sinh thì có bị xử lý kỷ luật hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:

Kỷ luật giáo viên đánh học sinh như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 6 Quy chế ban hành kèm Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về việc giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo quy định như sau:

“Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, ngư­ời khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.”
Bên cạnh đó, tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/BGDĐT và Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT cũng đều có quy định: Giáo viên, nhân viên không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp (theo Điều 31 Thông tư 28, Điều 31 Thông tư 32).

Đồng thời, trong bất kỳ trường hợp nào, giáo viên cũng không có quyền đánh học sinh bởi các hình thức kỷ luật mà giáo viên được áp dụng với học sinh quy định định tại 02 Thông tư trên chỉ bao gồm:

  • Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm;
  • Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm;
  • Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, việc giáo viên đánh học sinh là hành vi vi phạm các quy định của nhà giáo. Vì thế, giáo viên là viên chức thực hiện hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý kỉ luật.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 52 Luật viên chức 2010, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật là:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Cách chức;

– Buộc thôi việc.

Trong đó, hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.

Giáo viên đánh học sinh sẽ bị xử lý như thế nào?

Ngoài bị xử lý kỷ luật, nếu giáo viên đánh học sinh dưới mức chịu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt hành chính.

Dưới góc độ pháp lý, đánh người là một trong những hành vi ngược đãi, xâm phạm thân thể người khác.

Đánh học sinh là một dạng ngược đãi về thể chất. Trong đó, việc đánh, gây thương tích cho học sinh được thực hiện một cách cố ý. Hành vi này không chỉ xâm phạm đến sức khỏe mà đôi khi còn ảnh hưởng tới tâm lý của người học.

Giáo viên đánh học sinh sẽ bị xử lý như thế nào?
Giáo viên đánh học sinh sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, giáo viên đánh học sinh sẽ bị áp dụng mức phạt hành chính với hành vi ngược đãi, xúc phạm thân thể người học.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, giáo viên đánh học sinh có thể bị phạt hành chính đến 10 triệu đồng.

Giáo viên đánh học sinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trường hợp giáo viên đánh học sinh mà gây thương tích trên 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như: thực hiện với người dưới 16 tuổi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn… thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích.

Trong đó, mức phạt thấp nhấp với Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, các mức phạt còn lại được quy định như sau:

  • Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%…
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạn vùng mặt) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;…
  • Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm chết người; Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; …
  • Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi làm chết 02 người trở lên…

Như vậy, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà giáo viên đánh học sinh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các khung hình phạt phù hợp về Tội cố ý gây thương tích.

Giáo viên có được quyền đánh học sinh hay không?

Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

Ứng xử của giáo viên

  • Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
  • Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
  • Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
  • Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
  • Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
    Theo đó, mọi giáo viên đều phải tuân theo 5 quy tắc ứng xử như trên.

Trong đó, giáo viên không được xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại học sinh.

Như vậy, việc giáo viên đánh học sinh là đã vi phạm quy tắc ứng xử của giáo viên. Do đó, theo quy định trên thì giáo viên sẽ không được quyền đánh học sinh.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên đánh học sinh có bị cho thôi việc không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức trong trường hợp nào?

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;

Giáo viên đánh học sinh thì bị phạt tối đa bao nhiêu?

Giáo viên đánh học sinh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết