fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Công ty luật có vốn điều lệ không?

Vốn điều lệ là một trong những loại vốn cần phải được đăng ký và kê khai khi thành lập công ty. Đây là số vốn mà các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp vào công ty trong quá trình thành lập và hoạt động ban đầu. Vốn điều lệ thể hiện tổng giá trị tài sản mà các thành viên hoặc cổ đông đã góp hoặc cam kết góp vào công ty. Có nhiều thắc mắc rằng Công ty luật có cần vốn điều lệ không? Quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy định này tại nội dung sau đây

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012)

Quy định pháp luật về vốn điều lệ như thế nào?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, vốn điều lệ của một doanh nghiệp được xác định như sau:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã được bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp.

Nghĩa là, vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị của vốn góp từ các thành viên hoặc cổ đông, hoặc giá trị cổ phần đã được thanh toán khi thành lập doanh nghiệp.

Thông tin về vốn điều lệ sẽ được ghi rõ trong Điều lệ của công ty và được phản ánh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vốn điều lệ của doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài hàng năm mà doanh nghiệp phải đóng. Cụ thể:

– Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài là 3 triệu đồng/năm.

– Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức lệ phí môn bài là 2 triệu đồng/năm.

Qua đó, vốn điều lệ không chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc xác định quyền lực và trách nhiệm của các thành viên và cổ đông, mà còn có tác động trực tiếp đến các khoản lệ phí phải nộp hàng năm của doanh nghiệp.

Công ty luật có vốn điều lệ không?

Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thành lập công ty, và nó được chuẩn bị bởi thành viên hoặc cổ đông của công ty để góp vào doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Thực tế là khi thành lập công ty, các doanh nghiệp phải kê khai và đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp mới có thể bắt đầu kinh doanh. Do đó, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, việc thành lập công ty không thể thiếu vốn điều lệ.

Công ty luật có vốn điều lệ không?

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa mà doanh nghiệp phải đăng ký khi mở công ty. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu phù hợp với quy định của ngành nghề mà họ hoạt động. Cụ thể:

– Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề không yêu cầu điều kiện về vốn tối thiểu, họ có thể chuẩn bị vốn dựa trên khả năng tài chính và điều kiện kinh tế của mình. Vì không yêu cầu chứng minh vốn tối thiểu hoặc vốn pháp định trong trường hợp này.

– Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ, họ cần chuẩn bị mức vốn theo quy định. Ví dụ, nếu ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định là 500 triệu đồng, doanh nghiệp cần có ít nhất 500 triệu đồng và phải cung cấp giấy xác minh, chứng minh về số vốn này cho Sở Kế hoạch và Đầu tư khi đăng ký kinh doanh.

Vậy, mặc dù không thể thành lập công ty không có vốn điều lệ, nhưng doanh nghiệp hoàn toàn có thể thành lập công ty với mức vốn nhỏ phù hợp với yêu cầu của ngành nghề mà họ hoạt động. Điều này cho phép các doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển một cách linh hoạt, dựa trên khả năng tài chính của mình. Theo đó, công ty luật hoàn toàn cần có vốn điều lệ khi thành lập

Chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp bằng cách nào?

Thành viên góp vốn hoặc cổ đông trong công ty cần giữ các giấy tờ sau đây để chứng minh phần vốn đã góp:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Tài liệu này cần thể hiện rõ tỷ lệ vốn góp của các thành viên/cổ đông trong công ty.

– Điều lệ công ty: Điều lệ công ty là một trong những văn bản quan trọng xác định quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty. Nó cần được lưu giữ và cập nhật theo quy định của pháp luật.

– Giấy chứng nhận góp vốn hoặc cổ phiếu: Đây là tài liệu chứng minh việc thành viên/cổ đông đã góp vốn vào công ty. Cần lưu ý rằng giấy chứng nhận góp vốn/cổ phiếu khác với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ. Dù việc góp vốn đã được thực hiện hay chưa, tài liệu này sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông khi có tranh chấp xảy ra.

– Sổ đăng ký thành viên/cổ đông: Đây là tài liệu ghi chép rõ ràng về tỷ lệ góp vốn/cổ phần/loại tài sản góp vốn của thành viên/cổ đông trong công ty.

– Biên lai thu tiền, chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, chứng từ về tài sản góp vốn: Các tài liệu này cần được lưu giữ để chứng minh việc thành viên/cổ đông đã góp vốn hoặc chuyển tiền/góp tài sản vào công ty.

– Các tài liệu khác trong nội bộ doanh nghiệp: Ngoài các tài liệu trên, công ty có thể có các tài liệu bổ sung trong nội bộ, như bản ghi chú, biên bản họp, hợp đồng góp vốn, hợp đồng cổ đông và các tài liệu liên quan khác. Các tài liệu này cũng cần được lưu trữ và quản lý cẩn thận để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định của pháp luật.

Việc giữ và bảo quản đầy đủ các giấy tờ này sẽ giúp công ty và các thành viên/cổ đông trong công ty có bằng chứng và căn cứ pháp lý trong trường hợp có tranh chấp hoặc khi cần thiết.

Trên đây là nội dung Học viện pháp chế ICA tư vấn về quy định “”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc

Câu hỏi thường gặp

Quy định pháp luật về công ty luật như thế nào?

Công ty luật là một hình thức tổ chức hành nghề luật sư, cùng với Văn phòng luật sư, hoạt động trong lĩnh vực Luật/Pháp lý. Để được hoạt động, công ty luật cần nhận được giấy phép thành lập và hoạt động từ Sở Tư pháp tại địa phương nơi mà Giám đốc hoặc Chủ sở hữu của công ty luật là thành viên.

Quy định pháp luật về loại hình công ty luật như thế nào?

Theo quy định tại Luật Luật sư, công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
Công ty luật hợp danh gồm có:
– Do ít nhất hai luật sư thành lập.
– Không có thành viên góp vốn.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn:
– Bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
– Đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.
– Đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết