fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật tố tụng hình sự

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật tố tụng hình sự là nguồn tài liệu thiết yếu dành cho sinh viên luật, luật sư, và những người làm việc trong ngành tư pháp. Với hệ thống câu hỏi đa dạng, bám sát chương trình học, tài liệu này giúp người học ôn tập và củng cố kiến thức về các quy định và quy trình tố tụng hình sự. Đây là công cụ hỗ trợ hiệu quả, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và tự tin hơn khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật tố tụng hình sự

Câu 1: Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành mấy giai đoạn?

  1. 4
  2. 5
  3. 6
  4. 7

Đáp án: A

Chương 2: Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự

Câu 1: Những nguyên tắc trong luật tố tụng hình sự?

  1. Nguyên tắc suy đoán vô tội
  2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
  3. Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm
  4. Cả 3 phương án trên

Đáp án: D

Câu 2: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  1. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa
  2. Người bị buộc tội không có quyền tự bào chữa
  3. Người bị buộc tội chỉ được nhờ luật sư bào chữa
  4. Người khác không có quyền bào chữa cho người bị buộc tội

Đáp án: A

Câu 3:  Người khác bào chữa cho người bị buộc tội có thể là ai?

  1. Chủ tịch UBND xã nơi người bị buộc tội cư trú
  2. Đại diện công đoàn nơi người bị buộc tội làm việc
  3. Người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội
  4. Bạn bè thân thiết

Đáp án: C

Câu 4: Quyền bào chữa của người bị buộc tội bao gồm mấy quyền?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Đáp án: B

Câu 5: Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố?

  1. Viện kiểm sát
  2. Tòa án
  3. Các cơ quan của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm
  4. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Câu 6:  Đâu là nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội?

  1. Khi chưa chứng minh theo trình tự, thủ tục  do luật định, chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội phải được coi là người không có tội
  2. Khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội phải được coi là người không có tội
  3. Khi chưa chứng minh theo trình tự, thủ tục  do luật định thì người bị buộc tội phải được coi là người không có tội
  4. Khi chưa chứng minh, chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội phải được coi là người không có tội

Đáp án: A

 Câu 7: Đâu là nội dung của nguyên tắc “không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”

  1. Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
  2. Không được khởi tố đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật,
  3. Không được xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật,
  4. Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án

Đáp án: A

 Câu 8: Bào chữa viên nhân dân là người được ai cử để bào chữa cho người bị buộc tội?

  1. Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  2. Tòa án
  3. Tổ chức thành viên của Mặt trận
  4. A và C đúng

Đáp án: D

Câu 9: Khẳng định nào sau đây là đúng?

  1. Tòa án xét xử kín và tuyên án kín
  2. Tòa án có thể xét xử kín và phải tuyên án công khai
  3. Tòa án có thể xét xử công khai và tuyên án kín
  4. Tòa án phải xét xử và tuyên án công khai

Đáp án: B

 Chương 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

 Câu 1: Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm?

  1. Cơ quan điều tra
  2. Viện kiểm sát
  3. Tòa án
  4. Tất cả phương án trên

Đáp án: D

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật tố tụng hình sự
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật tố tụng hình sự

Câu 2: Người nào không thuộc nhóm người tiến hành tố tụng?

  1. Thủ trưởng, phó tuhe trưởng cơ quan điều tra
  2. Viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát
  3. Thẩm phán
  4. Luật sư

Đáp án: D

  Câu 3: Viện kiểm sát có quyền gì?

  1. Thực hành quyền xét xử
  2. Thực hành quyền bào chữa
  3. Thực hành quyền công tố
  4. Tất cả phương án trên

Đáp án: D

 Câu 4: Điều tra viên có nhiệm vụ:

  1. Điều tra vụ án hình sự
  2. Kết tội
  3. Bào chữa
  4. Xét xử

Đáp án: A

Câu 5: Khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn nào?

  1. Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác
  2. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
  3. Quyết định truy nã, đình nã bị can
  4. Tất cả phương án trên

Đáp án: D

 Câu 6: Đâu không phải nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên?

  1. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền.
  2. Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm
  3. Đề ra yêu cầu điều tra
  4.  Kết luận điều tra vụ án

Đáp án: B

 Câu 7: Ai là người có thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán?

  1. Phó chủ tịch nước
  2. Chủ tịch nước
  3. Thủ tướng chính phủ
  4. Phó thủ tướng chính phủ

Đáp án: B

 Câu 8: Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người khi?

  1. Đồng thời là bị hại, đương sự
  2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa
  3. Là người đại diện của bị can, bị cáo
  4. Tất cả phương án trên

Đáp án: D

 Câu 9: Thư ký tòa án có thể thay đổi không?

  1. Không
  2. Chỉ thay đổi nếu thư ký tòa vì lý do cá nhân không thể tham gia được
  3. Chỉ thay đổi khi thẩm phán cho phép

Đáp án: A

 Câu 10: Thời điểm thay đổi thẩm phán, hội thẩm?

  1. Trước khi mở phiên tòa do chánh án hoặc phó chánh án tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định
  2. Sau khi mở phiên tòa do chánh án hoặc phó chánh án tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định
  3. Ngay tại thời điểm phát hiện thẩm phán, hội thẩm không đủ điều kiện tham gia
  4. Sau khi cơ quan điều tra đưa ra kết luận điều tra

Đáp án: C

Chương 4: Người tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại

Câu 1: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là gì?

  1. Là người đã có lệnh giữ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
  2. Là người bị bắt giữa khi đang thực hiện tội phạm
  3. Là người bị bắt khi bị truy tìm bởi quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  4. Là người bị bắt ngay sau khi thực hiện tội phạm

Đáp án: D

 Câu 2: Người bị tạm giữ là?

  1. Là người bị giữa trong trường hợp khẩn cấp
  2. Là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định giam giữ.
  3. Là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ chưa có quyết định giam giữ.
  4. Là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú.

Đáp án: B

Câu 3: Đâu không phải quyền của người bị tạm giữ?

  1. Được biết lý do mình bị tạm giữ
  2. Được thông báo và giải thích quyền và nghĩa vụ
  3. Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa
  4. Yêu cầu chuyển nơi tạm giữ

Đáp án:

Câu 4: Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang là?

  1. Là người mà đối với họ đã có lệnh giữ của người có thẩm quyền
  2. Là người bị bắt khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt
  3. Là người bị bắt khi bị truy tìm bởi quyết định của cơ quan có thẩm quyền  theo quy định của pháp luật
  4. Là người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp

Đáp án: B

 Câu 5: Tư cách bị can có từ khi nào

  1. Từ khi người đó thực hiện hành vi phạm tội
  2. Từ khi có quyết định khởi tố bị can với họ
  3. Từ khi tòa án bắt đầu xét xử sơ thẩm
  4. Từ khi họ bị kết tội

Đáp án: B

Câu 6: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  1. Bị can được tại ngoại không bị triệu tập để tiến hành hoạt động điều tra
  2. Bị can đang bị tạm giam không bị triệu tập khi tiến hành điều tra
  3. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập thông qua ban giám thị trại giam
  4. Bị can không có nghĩa vụ phải có mặt khi có giấy triệu tập

Đáp án: C

Câu 7: Tư cách bị cáo có từ khi nào?

  1. Từ khi người đó thực hiện hành vi phạm tội
  2. Từ khi có quyết định khởi tố bị can với họ
  3. Từ khi có kết luận của cơ quan điều tra

D. Từ khi bị tòa án quyết định đưa ra xét xử

Đáp án: B

 Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là đúng

  1. Bị cáo luôn là chủ thể của tội phạm
  2. Bị cáo không đồng nghĩa với chủ thể của tội phạm
  3. Bị cáo là chủ thể của tôi phạm tại phiên tòa xét xử
  4. Bị cáo là chủ thể của tội phạm khi có đủ các bằng chứng chứng minh họ có tội tại phiên tòa xét xử

Đáp án: D

 Câu 9: Bị hại là?

  1. Là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra
  2. Là người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại
  3. Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra
  4. Cả A và C đều đúng

Đáp án: D

Câu 10: Tư cách bị hại trong vụ án hình sự có từ khi nào?

  1. Khi người đó đã bị thiệt hại xảy ra trên thực tế
  2. Khi họ được cơ quan có thẩm quyền công nhận là bị hại
  3. Khi hành vi phạm tội bị phát hiện
  4. Khi khai báo với cơ quan điều tra

Đáp án: D

 Câu 11: Nguyên đơn dân sự là?

  1. Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra
  2. Là người bị bắt khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt
  3. Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại
  4. Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra

Đáp án: C

Câu 12: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  1. Nguyên đơn dân sự phải tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ
  2. Nguyên đơn dân sự phải thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua đại diện của họ
  3. Nguyên đơn dân sự có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ hoặc thông qua đại diện của họ
  4. Nguyên đơn dân sự không có quyền thực hiện nghĩa vụ thông qua đại diện của họ.

Đáp án: C

 Câu 13: Bị đơn dân sự là gì?

  1. Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra
  2. Là người bị bắt khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt
  3. Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại
  4. Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Đáp án: C

 Câu 14: Người nào dưới đây không được làm chứng

  1. Người bào chữa của người bị buộc tội
  2. Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được và không có khả năng khai báo đúng đắn
  3. Người thân của người bị buộc tội
  4. A và B đúng

Đáp án: D

 Câu 15: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  1. Người dưới 18 tuổi không được làm người chứng kiến
  2. Bất kì ai cũng có thể làm người chứng kiến
  3. Người thân thích của người bị buộc tội cũng có thể làm người chứng kiến
  4. Người dưới 18 tuổi chỉ được làm người chứng kiến khi được yêu cầu

Đáp án: A

 Chương 5: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự

Câu 1: Đâu là nguồn của chứng cứ?

  1. Vật chứng
  2. Lời khai, lời trình bày
  3. Kết luận giám định
  4. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Câu 2: Chứng cứ có mấy thuộc tính?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Đáp án: C

Câu 3: Vật chứng là gì?

  1. Là vật thể
  2. Là vật thể được thu thập theo thủ tục do pháp luật TTHS quy định chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối với giải quyết vụ án
  3. Là thông tin được thu thập theo thủ tục do pháp luật TTHS quy định
  4. Là vật thể được thu thập chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối với giải quyết vụ án

Đáp án: B

Câu 4: Khẳng định nào dưới đây là đúng

  1. Chỉ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mới có quyền thu thập chứng cứ
  2. Bất kì ai cũng có quyền thu thập chứng cứ
  3. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ
  4. Chỉ người bào chữa có thẩm quyền thu thập chứng cứ

Đáp án: C

Câu 5: Kết luận giám định là gì?

  1. Là văn bản của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân kết luận về vấn đề khoa học.
  2. Là văn bản của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thể hiện kết luận chuyên môn về những vấn đề khoa học, kĩ thuật liên quan đến vụ án hình sự được trưng cầu, yêu cầu giám định
  3. Là kết luận chuyên môn về những vấn đề khoa học, kĩ thuật liên quan đến vụ án hình sự được trưng cầu, yêu cầu giám định
  4. Là kết luận của cá nhân về những vấn đề khoa học, kĩ thuật liên quan đến vụ án hình sự được trưng cầu, yêu cầu giám định

Đáp án: B

Câu 6: Kết luận định giá tài sản là gì?

  1. Là văn bản do hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu
  2. Là văn bản do cơ quan nhà nước lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu
  3. Là văn bản do cơ quan điều tra lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu
  4. Là văn bản do cá nhân có thẩm quyền lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu

Đáp án: A

Câu 7: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  1. Chỉ thẩm phán có quyền đánh giá chứng cứ
  2. Chỉ cơ quan điều tra có quyền đánh giá chứng cử
  3. Người tham gia tố tụng cũng có quyền đánh giá chứng cứ
  4. Chỉ viện kiểm sát có quyền đánh giá chứng cứ

Đáp án: A

Câu 8: Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra 

  1. Chỉ cơ quan điều tra có quyền xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra
  2. Chỉ cơ quan được nhiệm vụ điều tra mới có quyền xử lý vật chứng
  3. Cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra và cơ quan điều tra
  4. Viện kiểm sát

Đáp án: C

Câu 9: Đối tượng chứng minh là?

  1. Là tất cả các tình tiết được xác định đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án hình sự
  2. Là tất cả vật chứng được xác định đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án hình sự
  3. Là tất cả các điểm nghi vấn cần được xác định
  4. Là tất cả các lời khai của người làm chứng

Đáp án: A

Câu 10: Vật chứng là tiền được xử lý như thế nào?

  1. Trả lại cho người sở hữu
  2. Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước
  3. Bảo lưu, niêm phong
  4. Trả lại cho người giám hộ của chủ sở hữu

Đáp án: A

Chương 6: Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế khác

Câu 1: Biện nào pháp là biện pháp ngăn chặn trong TTHS?

  1. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
  2. Bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm
  3. Cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh
  4. Tất cả phương án trên

Đáp án: D

Câu 2: Đâu không phải căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn:

  1. Kịp thời ngăn chặn tội phạm
  2. Có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử
  3. Khi nghi ngờ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội
  4. Để đảm bảo thi hành án

Đáp án: D

Câu 3: Trường hợp nào được bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp?

  1. Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm
  2. Nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
  3. đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
  4. Nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm

Đáp án: B

Câu 4: Ai là người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp

  1. Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra
  2. Bất kỳ ai đang thi hành nhiệm vụ
  3. Chủ tịch UBND tỉnh
  4. Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao

Đáp án: A

Câu 5: Cơ quan điều tra phải tiến hành lấy lời khai người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp trong thời gian bao lâu từ khi tiếp nhận người bị giữ?

  1. 12 giờ
  2. 24 giờ
  3. 48 giờ
  4. 72 giờ

Đáp án: A

Câu 6: Thời hạn xem xét, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp kể từ khi viện kiểm sát nhận được hồ sơ đề nghị phê chuẩn?

  1. 12 giờ
  2. 24 giờ
  3. 48 giờ
  4. 72 giờ

Đáp án: B

Câu 7: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  1. Việc bắt người phạm tội quả tang không cần lệnh của cơ quan và người có thẩm quyền
  2. Việc bắt người phạm tội quả tang phải có lệnh của viện kiểm sát
  3. Việc bắt người phạm tội quả tang không cần lệnh của thủ trưởng cơ quan điều tra
  4. Việc bắt người phạm tội quả tang không cần lệnh của viện trưởng viện kiểm sát

Đáp án: A

 Câu 8: Người đang bị truy nã là?

  1. Người thực hiện hành vi phạm tội đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà bỏ trốn và đã bị cơ quan có thẩm quyền ra lệnh truy nã.
  2. Người thực hiện hành vi phạm tội hoặc đang thi hành án phạt tù mà bỏ trốn
  3. Người bị nghi ngờ sẽ thực hiện hành vi phạm tội đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà bỏ trốn và đã bị cơ quan có thẩm quyền ra lệnh truy nã.
  4. Người bị nghi ngờ sẽ thực hiện hành vi phạm tội đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam.

Đáp án: A

Câu 9: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã thực hiện hành vi phạm tội
  2. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự
  3. Bắt bị  can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử
  4. Cả B và C đúng

Đáp án: D

 Câu 10: Quyết định tạm giữ dưới hình thức?

  1. Văn bản của người có thẩm quyền
  2. Lời nói của người có thẩm quyền
  3. Bản ghi âm của người có thẩm quyền
  4. Bất kì hình thức nào

Đáp án: A

Chương 7: Khởi tố vụ án hình sự

Câu 1: Khởi tố vụ án hình sự là?

  1. Là giai đoạn cuối của tố tụng hình sự
  2. Là giai đoạn giữa trong tố tụng hình sự
  3. Là giai đoạn mở đầu trong tố tụng hình sự
  4. Là giai đoạn chuẩn bị kết thúc trong tố tụng hình sự

Đáp án: C

Câu 2: Đâu là căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm

  1. Tố giác của cá nhân
  2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng
  4. Cả 3 phương án trên

Đáp án: D

Câu 3: Tố giác về tội phạm là gì?

  1. Là việc cá nhân, tổ chức phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền
  2. Là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền
  3. Là việc cơ quan, tổ chức phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền
  4. Là việc cá nhân tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền

Đáp án: A

Câu 4: Ai là người có quyền kiến nghị, khởi tố?

  1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  2. Cá nhân
  3. Tổ chức
  4. Bất kì ai

Đáp án: A

Câu 5: Thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm?

  1. 10 ngày
  2. 20 ngày
  3. 24 giờ
  4. 72 giờ

Đáp án: B

Câu 6: Căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự?

  1. Không có sự việc phạm tội
  2. Hành vi không cấu thành tội phạm
  3. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
  4. Cả 3 phương án trên

Đáp án: D

Câu 7: Cơ quan nào dưới đây có trách nhiệm lấy lời khai ban đầu?

  1. Công an xã
  2. Công an phường
  3. Công an tỉnh
  4. Đồn công an

Đáp án: A

Câu 8: Tự thú là gì?

  1. Là việc người phạm tội khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện
  2. Là việc người phạm tội khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình khi bị hỏi cung
  3. Là việc người phạm tội vì bị đe dọa mà với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình
  4. Là việc người phạm tội khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình

Đáp án: A

Chương 8: Điều tra vụ án hình sự

Câu 1: Tội phạm nào sau đây không thuộc thẩm quyền điều tra của Công an nhân dân?

  1. Tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân
  2. Tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  3. Tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
  4. A và B đúng

Đáp án: D

Câu 2: Đâu là đối tượng điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao?

  1. Tội phạm về tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ,  công chức
  2. Tội phạm về tham nhũng trong UBND các tỉnh, thành phố
  3. Tội trộm cắp tài sản
  4. Tội cướp giật tài sản

Đáp án: A

Câu 3: Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn điều tra?

  1. Viện kiểm sát
  2. Cơ quan điều tra
  3. Tòa án
  4. Công an nhân dân

Đáp án: B

Câu 4: Thời hạn điều tra được tính từ khi nào?

  1. Từ khi điều tra đến khi xét xử
  2. Từ khi khởi tố đến ngày kết thúc điều tra
  3. Từ khi điều tra đến ngày kết thúc điều tra
  4. Từ khi khởi tố đến ngày kết thúc xét xử

Đáp án: C

Câu 5: Tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra thế nào?

  1. Một lần không quá hai tháng
  2. Hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng
  3. Hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng
  4. Hai lần, mỗi lần không quá sáu tháng

Đáp án: A

Câu 6: Tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra thế nào?  

  1. Hai lần, mỗi lần không quá hai tháng
  2. Hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng
  3. Hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng
  4. Hai lần, mỗi lần không quá sáu tháng

Đáp án: C

 Câu 7: Khởi tố bị can là gì?

  1. Là hoạt động điều tra do cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi có căn cứ xác định một người hoặc một pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội
  2. Là hoạt động điều tra do cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi nghi ngờ một người hoặc một pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội
  3. Là hoạt động điều tra do Tòa án tiến hành khi có căn cứ xác định một người hoặc một pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội
  4. Là hoạt động điều tra do Cơ quan điều tra tiến hành khi có căn cứ xác định một người hoặc một pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội

Đáp án: A

Câu 8: Thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can?

  1. Viện kiểm sát
  2. Cơ quan điều tra
  3. Thủ trưởng cơ quan điều tra
  4. Phó thủ trưởng cơ quan điều tra

Đáp án: A

Câu 9: Hỏi cung bị can không được diễn ra khi nào?

  1. Buổi trưa
  2. Ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được
  3. Buổi sáng

D.Buổi chiều

Đáp án: B

Câu 10: Đối chất là gì?

  1. Là hoạt động điều tra có thể được tiến hành khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để xác định sự thật.
  2. Là hoạt động điều tra có thể được tiến hành để xác định sự thật
  3. Là hoạt động điều tra có thể được tiến hành giữa bị cáo và bị hại
  4. Là hoạt động điều tra có thể được tiến hành giữa bị can và bị hại

Đáp án: A

Câu 11: Người nào sau đây phải tham gia nhận dạng?

  1. Người làm chứng, bị hại hoặc bị can
  2. Người chứng kiến
  3. Người giám hộ của bị hại hoặc bị can
  4. A và B đúng

Đáp án: D

Câu 12: Thẩm quyền phê chuẩn lệnh khám xét?

  1. Thủ trưởng cơ quan điều tra
  2. Viện kiểm sát
  3. Điều tra viên
  4. Phó thủ trưởng cơ quan điều tra

Đáp án: A

Chương 9: Truy tố

Câu 1: Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi nào?

  1. Bị can phạm nhiều tội
  2. Bị can phạm tội rất nghiêm trọng
  3. Bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
  4. Bị can phạm tội nghiêm trọng

Đáp án: A

Câu 2: Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi nào?

  1. Bị can bỏ trốn
  2. Bị can mắc bệnh hiểm nghèo
  3. Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
  4. Tất cả phương án trên

Đáp án: D

Câu 3: Khi có vi phạm nghiêm trọng trong tố tụng, viện kiểm sát làm gì?

  1. Trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung
  2. Tự điều tra bổ sung
  3. Đình chỉ vụ án
  4. Yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ

Đáp án: A

Câu 4: Quyết định đình chỉ vụ án là?

  1. Là quyết định chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can.
  2. Là quyết định tạm ngừng việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can.
  3. Là quyết định điều tra lại vụ án
  4. Là quyết định truy tố đối với vụ án hoặc với từng bị can.

Đáp án: A

Câu 5: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  1. Chỉ điều tra viên có quyền tiến hành hoạt động điều tra
  2. Chỉ kiểm sát viên có quyền tiến hành hoạt động điều tra
  3. Kiểm sát viên có quyền tiến hành 1 số hoạt động điều tra
  4. Kiểm sát viên không có quyền tiến hành hoạt động điều tra

Đáp án: D

Câu 6: Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được áp dụng với?

  1. Tội phạm nghiêm trọng
  2. Tội phạm rất nghiêm trọng
  3. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
  4. Tội phạm ít nghiêm trọng

Đáp án: C

Chương 10: Xét xử sơ thẩm vụ án

Câu 1: Tội phạm ít nghiêm trọng thuộc thẩm quyền xét xử của?

  1. Tòa án cấp huyện
  2. Tòa án cấp tỉnh
  3. Tòa án cấp quân khu
  4. A và C đúng

Đáp án: D

Câu 2: Trong thời hạn bao lâu kể từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử?

  1. 10 ngày đối với tội ít nghiêm trọng
  2. 20 ngày đối với tội ít nghiêm trọng
  3. 30 ngày đối với tội ít nghiêm trọng
  4. 40 ngày đối với tội ít nghiêm trọng

Đáp án: C

Câu 3: Tòa án xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp nào?

  1. Bị cáo bị bệnh hiểm nghèo
  2. Bị cáo bị bệnh tâm thần
  3. Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả
  4. Bị cáo đang mang thai

Đáp án: C

Câu 4: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  1. Trong mọi trường hợp nếu kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm thì hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa
  2. Trong mọi trường hợp nếu thư ký tòa án vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm thì hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa
  3. Trong mọi trường hợp nếu thẩm phán vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm thì hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa
  4. Phiên tòa xét xử sơ thẩm vẫn được tiến hành nếu hội đồng xét xử vắng mặt trong một số trường hợp

Đáp án:

Câu 5: Đối với vụ án có bị cáo mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt, hồi đồng xét xử gồm?

  1. Một thẩm phán, hai hội thẩm
  2. Hai thẩm phán, ba hội thẩm
  3. Hai thẩm phán, bốn hội thẩm
  4. Hai thẩm phán, hai hội thẩm

Đáp án: B

 Câu 6: Thời hạn chuẩn bị xét xử sở thẩm kể từ ngày tòa án thụ lí vụ án là?

  1. 1 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
  2. 2 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
  3. 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
  4. 4 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Đáp án: D

Câu 7: Thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử?

  1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
  2. Kiểm sát viên Thủ trưởng cơ quan điều tra
  3. Viện trưởng viện kiểm sát

Đáp án: C

Chương 11: Xét xử phúc thẩm

Câu 1: Chủ thể có quyền kháng cáo?

  1. Bị cáo, bị hại
  2. Người đại diện của bị cáo, bị hại
  3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  4. Tất cả phương án trên

Đáp án: D

Câu 2: Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm?

  1. 5 ngày kể từ ngày tuyên án
  2. 10 ngày kể từ ngày tuyên án
  3. 15 ngày kể từ ngày tuyên án
  4. 20 ngày kể từ ngày tuyên án

Đáp án: C

Câu 3: Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm?

  1. 4 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định
  2. 5 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định
  3. 6 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định
  4. 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định

Đáp án: D

Câu 4: Thẩm quyền ra quyết định thi hành án?

  1. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm
  2. Phó chánh án
  3. Thẩm phán
  4. Viện trưởng viện kiểm sát

Đáp án: A

Câu 5: Thời hạn ra quyết định thi hành án?

  1. 5 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật
  2. 6 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật
  3. 7 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật

8 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật

Đáp án: A

Chương 12: Thi hành bản án, quyết định của tòa án

Câu 1: Cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn?

  1. Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an
  2. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện
  3. Tòa án nhân dân cấp huyện
  4. Viện kiểm sát

Đáp án: A

Câu 2: Xóa án tích là?

  1. Người phạm tội không bị kết án
  2. Người đã bị kết án được coi như chưa bị kết án
  3. Người phạm tội không phải thực hiện hình phạt
  4. Người bị kết án không phải thực hiện hình phạt

Đáp án: B

Khám phá khóa học tìm hiểu môn Luật Tố tụng Hình sự online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để trang bị kiến thức vững chắc về quy trình tố tụng hình sự, từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử. Khóa học được thiết kế dành cho sinh viên luật, cử nhân luật, và những ai mong muốn hiểu sâu hơn về luật tố tụng hình sự. Với phương pháp học linh hoạt và sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, bạn sẽ tự tin hơn trong việc phân tích và áp dụng các quy định pháp luật. Đăng ký ngay hôm nay để bắt đầu hành trình chinh phục tri thức pháp luật!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hinh-su?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Tố tụng hình sự là gì?

Nguyên tắc suy đoán vô tội quy định rằng mọi người bị buộc tội hình sự đều được coi là vô tội cho đến khi tội phạm của họ được chứng minh bằng bản án có hiệu lực của Tòa án. Nếu không đủ bằng chứng chứng minh tội phạm hoặc có sự nghi ngờ hợp lý về tội phạm, người đó phải được tuyên bố vô tội.

Ai là người có quyền khởi tố vụ án hình sự?

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, những người có quyền khởi tố vụ án hình sự bao gồm:
Cơ quan điều tra: Thuộc công an nhân dân, quân đội nhân dân.
Viện kiểm sát: Có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Một số cơ quan nhà nước khác: Được trao thẩm quyền khởi tố trong các trường hợp đặc biệt theo quy định pháp luật (ví dụ: Cơ quan Hải quan, Cơ quan Kiểm lâm…).

Thời hạn tạm giam bị can, bị cáo để điều tra theo Luật Tố tụng hình sự là bao lâu?

Thời hạn tạm giam bị can, bị cáo để điều tra được quy định như sau:
Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: Không quá 2 tháng.
Đối với tội phạm nghiêm trọng: Không quá 3 tháng.
Đối với tội phạm rất nghiêm trọng: Không quá 4 tháng.
Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Không quá 5 tháng.
Trong một số trường hợp đặc biệt, thời hạn tạm giam có thể được gia hạn, nhưng không được quá thời gian tối đa mà pháp luật cho phép.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết