fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi nhận định đúng sai môn Công pháp quốc tế

Bộ câu hỏi nhận định đúng sai môn Công pháp quốc tế là tài liệu quan trọng dành cho sinh viên luật, người nghiên cứu, và những ai quan tâm đến lĩnh vực pháp lý quốc tế. Với hệ thống câu hỏi nhận định đúng sai đa dạng, bộ tài liệu này giúp bạn nắm vững kiến thức cơ bản, phân tích và hiểu rõ các nguyên tắc, quy định của công pháp quốc tế. Đây là công cụ học tập hữu ích giúp bạn ôn luyện hiệu quả, tự tin vượt qua các kỳ thi và nâng cao hiểu biết về luật pháp quốc tế.

Bộ câu hỏi nhận định đúng sai môn Công pháp quốc tế

Câu 1: Ngoài luật quốc tế có thể sử dụng các loại nguồn khác.

ĐÚNG vì ngoài luật quốc tế nếu hai bên thống nhất sử dụng luật quốc gia, các nguyên tắc pháp luật chung.

Câu 2: Trong mọi trường hợp một quốc gia gây hại cho một quốc gia khác thì đều phải  gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế.

SAI vì không phải trong mọi trường hợp một quốc gia gây hại cho một quốc gia khác đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trong dự thảo công ước về trách nhiệm pháp lý quốc tế, Ủy ban luật quốc tế của Liên hợp quốc đã nói rõ rằng có  những trường hợp mặc dù có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến quốc gia khác nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Đó là những trường hợp: biện pháp trả đũa sự vi phạm pháp luật của quốc gia khác; trường hợp tự vệ chính đáng( điều 51 hiến chương của Liên hợp quốc); trường hợp bất khả kháng, thiên tai.

Câu 3: Luật quốc tế chỉ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với nhau.

SAI vì luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau và quốc gia là một trong các chủ thể của luật quốc tế.

Câu 4: Luật quốc tế có trước luật quốc gia.

SAI vì luật quốc tế được hình thành dựa trên cơ sở cùng tham gia xây dựng của các quốc gia. Do đó luật quốc tế được hình thành và chịu sự ảnh hưởng từ luật quốc tế của mỗi quốc gia tham gia xây dựng.

Câu 5: Công pháp quốc tế chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau.

SAI vì công pháp quốc tế điều chỉnh mối quan hệ gữa các quốc gia hoặc các chủ thể khác của công pháp quốc tế. Các chủ thể khác đó là: các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và các tổ chức có tính chất chính phủ( đơn cử Liên hợp quốc.)

Câu 6: Các tổ chức liên chính phủ(WTO, Liên hợp quốc..)là cơ uqn tối cao bắt buộc mọi quốc gia phải tuân theo.

SAI vì đây là các tổ chức được các quốc gia thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm mục đích chung là bảo vệ quyền bình đẳng, tự do chính quốc gia đó.

Câu 7: Các quy phạm, điều ước, tập quán quốc tế có thể có nội dung trái với những  nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nhưng vẫn có giá trị pháp lý.

SAI nếu các quy phạm, điều ước, tập quán quốc tế tái với nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì không có giá trị pháp lý

Câu 8: Các chủ thể của luật quốc tế không được can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

SAI vì có những trường hợp ngoại lệ công việc nội bộ có nahrb hưởng đến nưics khác hoặc đe dọa an ninh thế giới…

Câu 9: Trong quan hệ pháp luật quốc tế quốc gia là chủ thể đặc biệt.

SAI vì trong công pháp quốc tế: quốc gia là chủ thể cơ bản.

Câu 10:  Mọi điều ước quốc tế đều phát sinh hiệu lực sau khi ký kết.

SAI vì để điều ước có hiệu lực đôi khi còn phải chờ các quốc gia phê chuẩn, phê duyệt, tức là sau một thời gian mới có hiệu lực.

Câu 11: Luật quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia.

SAI vì Luật quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể và quốc gia là một trong số các chủ thể.

Bộ câu hỏi nhận định đúng sai môn Công pháp quốc tế
Bộ câu hỏi nhận định đúng sai môn Công pháp quốc tế

Câu 12: Trong mọi trường hợp các quốc gia đều phải có nghĩa vụ tự nguyện thực hiện một cách thiện chí cam kết của mình trong các điều ước quốc tế có liên quan.

SAI vì nguyên tắc phải tôn trọng nghĩa vụ quốc tế( Pacta sunt servanda ) không được áp dụng trong 5 trường hợp.

Câu 13: Mọi hành vi dùng vũ lực của chủ thể luật quốc tế đều vi phạm nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược là nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế.

SAI vì theo điều 51 và điều 49 của Hiến chương Liên hợp quốc thì vẫn có thể được sử dụng theo mục đích tự vệ hoặc có liên quan đến hòa bình thế giới.

Câu 14: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của luật quốc tế.

SAI vì những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc 1945 mà nguồn gốc của luật quốc tế được hình thành từ trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Do đó, những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại chỉ làm cơ sở cho sự phát triển của luật quốc tế hiện đại chứ không thể là cơ sở cho sự hình thành của luật quốc tế.

Câu 15: Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là các quy phạm pháp luật quốc tế.

SAI vì nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng quan điểm chính trị pháp lý làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc tế còn quy phạm pháp luật quốc tế là các quy tắc xử sự trong quan hệ quốc tế.

Tham gia khóa học tìm hiểu Công pháp quốc tế online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm vững kiến thức về các nguyên tắc, quy phạm, và điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia. Khóa học phù hợp cho sinh viên luật, cử nhân luật, và những ai quan tâm đến lĩnh vực pháp lý quốc tế. Với nội dung cô đọng, dễ hiểu và sự hướng dẫn tận tình từ đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, bạn sẽ nhanh chóng trang bị cho mình nền tảng kiến thức vững chắc để tự tin hội nhập toàn cầu. Đăng ký ngay để không bỏ lỡ cơ hội học tập thú vị này!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-cong-phap-quoc-te?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong Công pháp quốc tế được quy định như thế nào?

Trong Công pháp quốc tế, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia được quy định rõ ràng:
Quyền: Các quốc gia có quyền tự quyết, quyền bình đẳng, quyền bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền tham gia vào các tổ chức quốc tế và ký kết các hiệp ước.
Nghĩa vụ: Các quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ các hiệp ước và công ước quốc tế mà họ là bên tham gia, nghĩa vụ không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình và nghĩa vụ tôn trọng quyền con người.

Khái niệm “quốc gia” trong Công pháp quốc tế và những tiêu chí để một thực thể được công nhận là quốc gia?

Quốc gia trong Công pháp quốc tế là một thực thể có chủ quyền, có thể tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế và có quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế. Để một thực thể được công nhận là quốc gia, cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Có lãnh thổ xác định: Có một vùng lãnh thổ rõ ràng và ổn định.
Có dân cư: Có một cộng đồng dân cư thường trú trên lãnh thổ.
Có chính phủ: Có một cơ quan quản lý nhà nước có khả năng kiểm soát và quản lý lãnh thổ và dân cư.
Có khả năng giao tiếp và quan hệ với các quốc gia khác: Có khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết