fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Tư pháp quốc tế

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Tư pháp quốc tế là nguồn tài liệu hữu ích dành cho sinh viên luật trong quá trình ôn luyện và nâng cao kiến thức. Bộ câu hỏi này giúp bạn nắm vững các quy tắc và nguyên tắc quan trọng trong tư pháp quốc tế, đồng thời rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định chính xác các vấn đề pháp lý có yếu tố nước ngoài. Hãy khám phá và thực hành với các câu hỏi nhận định đúng sai để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi môn Tư pháp quốc tế.

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Tư pháp quốc tế

1- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các bên có quốc tịch khác nhau.

Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

2- Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài.

Nhận định trên là sai vì tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài.

3- Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế

Nhận định trên là sai chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế

4- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài.

Nhận định trên là sai ngoài quan hệ có tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài còn có các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài .

5- Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.

Nhận định trên là sai Tất cả các quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.

6- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Nhận định trên là sai theo điều 758 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Tư pháp quốc tế
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Tư pháp quốc tế

7- Quan hệ dân sự giữa công dân, tổ chức Việt Nam không thể chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế Việt Nam

Nhận định trên là sai quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài điều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Việt Nam

8- Xung đột pháp luật phát sinh khi các bên trong quan hệ dân sự có quôc tịch khác nhau.

Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:

– Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh

– Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.

Nhận đinh trên chưa thỏa mãn đầy đủ 2 điều kiện trên để phát sinh xung đột pháp luật

9- Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở nước ngoài.
Nhận định trên là sai Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ dân sự nằm ở nước ngoài và Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan

10- Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng xung đột.

Nhận định trên là sai hiện tượng xung đột mất đi khi không còn điều kiện làm phát sinh xung đột.

11- Quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài

Nhận định trên là đúng quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra việc áp dụng pháp luật của chính quốc gia ban hành ra quy phạm đo đó quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài

12- Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng.

Nhận định trên là sai Luật do các bên được lựa chọn đương nhiên được áp dụng khi hội đủ các điều kiện sau

– Phái có sự thỏa thuận giữa các bên.

– Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch.

– Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.

13- Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng đương nhiên được áp dụng.

Nhận định trên là sai Luật do các bên lựa chọn để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng phải

– Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch.
– Luật được lựa chọn phải là những qui phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.

14- Theo tư pháp quốc tế Việt Nam bồi thường ngoài hợp đồng luôn được pháp luật của nước xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi hiện diện hậu quả hành vi.

Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng “1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. 2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

15- Các điều ước về tư pháp quôc tế mà Việt Nam là thành viên là nguồn có hiệu lực pháp lý cao nhất của tư pháp quốc tế Việt Nam

Nhận định trên là đúng theo khỏan 2 điều 759 BLDS 2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

16- Chỉ cần áp dụng 1 hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật

Nhận định trên là sai vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng nhất định do đó việc giải quyết xung đột pháp luật áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau

17- Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật

Nhận định trên là sai

18- Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật

Nhận định trên đúng vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng khác nhau nên Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật

19- Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát sinh xung đột pháp luật

Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:

– Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh

– Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.

Do đó Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mới phát sinh xung đột pháp luật. Pháp luật các nước quy định khác nhau một vấn đề cụ thể về quan hệ hành chính, quan hệ hình sự thì không làm phát sinh xung đột pháp luật.

20- Chỉ khi nào áp dụng quy phạm xung đột mới làm phát sinh xung đột pháp luật

Nhận định trên là sai xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:

– Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh

– Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.

21- Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản hệ thuộc nhân thân là quan trọng nhất

Nhận định trên là sai Trong các kiểu hệ thuộc cơ bản không có hệ thuộc nào quan trọng nhất

22- Hệ thuộc nhân thân chỉ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân

Nhận định trên là sai Hệ thuộc nhân thân được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân than và quan hệ thừa kế

23- Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được xác định theo pháp luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại

Nhận định trên là sai theo Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng “1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại

24- Khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án chỉ áp dụng quy phạm xung đột trong pháp luật nước mình

Nhận định trên là sai ngoài ra còn áp dụng các quy phạm xung đột được các quốc gia thỏa thuận xây dựng trong các điều ước quốc tế hoặc qua thừa nhận các tập quán quốc tế

25- Khi áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật thì quy phạm pháp luật xung đột sẽ dẫn chiếu đến quy phạm thực chất hoặc quy phạm pháp luật trong nước.

Nhận định trên là sai các quy phạm pháp luật quốc gia được áp dụng để điều chỉnh quan hệ của tư pháp quốc tế khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột của tư pháp quôc tế. Còn các quy phạm thực chất của tư pháp quốc tế trực tiếp được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ tư pháp quôc tế mà không cần sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột.

26- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là kết quả của việc áp dụng quy phạm xung đột để chọn luật áp dụng

Nhận định trên là sai, về nguyên tắc khi quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia hoặc quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài thì thì pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng. tuy nhiên pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trong các trường hợp trên nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó không làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng của quốc gia. Nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài ảnh hưởng đến trậ tự công cộng của quốc gia thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia phải từ chối áp dụng pháp luật

Bạn đang tìm hiểu về môn học Tư pháp quốc tế và muốn nâng cao kiến thức pháp lý của mình? Hãy tham gia khóa học online tìm hiểu môn học Tư pháp quốc tế” tại Học viện đào tạo pháp chế ICA. Khóa học cung cấp kiến thức sâu rộng về các nguyên tắc, quy định và thực tiễn của Tư pháp quốc tế, giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý xuyên quốc gia. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chương trình học chất lượng, bạn sẽ trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức để áp dụng trong thực tiễn.

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tu-phap-quoc-te?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế được xác định như thế nào?

Thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế được xác định dựa trên một số tiêu chí như: nơi cư trú của bị đơn, nơi xảy ra sự kiện pháp lý, nơi thực hiện hợp đồng, hoặc thỏa thuận giữa các bên về việc chọn tòa án giải quyết tranh chấp. Quy định này giúp đảm bảo rằng tòa án có đủ thẩm quyền và năng lực để giải quyết tranh chấp một cách công bằng và hiệu quả.

Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện thông qua một thủ tục pháp lý đặc biệt. Theo đó, bên yêu cầu phải nộp đơn xin công nhận và thi hành bản án tại tòa án có thẩm quyền của Việt Nam. Tòa án sẽ xem xét tính hợp pháp, hiệu lực của bản án nước ngoài và khả năng công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu đáp ứng đủ điều kiện, tòa án Việt Nam sẽ ra quyết định công nhận và thi hành bản án, quyết định đó tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết