fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam

Việc xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam là một quy trình quan trọng và cần thiết trong nhiều trường hợp, như xin visa, xin hộ chiếu, làm thủ tục hôn nhân, hoặc khi thực hiện các giao dịch pháp lý khác. Quy trình này không chỉ yêu cầu sự hiểu biết về quy định pháp luật của Việt Nam mà còn đòi hỏi sự hiểu biết về các thủ tục và quy trình cụ thể để hoàn thành đúng và đầy đủ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các yếu tố cần thiết để xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam và làm rõ quy trình và yêu cầu cụ thể liên quan đến việc này.

Xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam

Không riêng gì công dân Việt Nam, người nước ngoài nếu đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam cũng cần phải xin lý lịch tư pháp để chứng minh bản thân có hay không có án tích, bản án hay các quyết định xử phạt của tòa án.

Lý lịch tư pháp là một loại phiếu (tài liệu) do Sở Tư pháp hoặc trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp nhằm chứng minh một người có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chứng vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản. Lý lịch tư pháp được chia thành 2 loại cơ bản:

Phiếu lý lịch tư pháp số 1:

– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,… yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp;

– Cấp cho đương đơn là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Lý lịch này được cấp nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhân sự và các hoạt động kinh doanh.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2:

Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân.

Thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Chuẩn bị hồ sơ xin lý lịch tư pháp

Để làm thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài, đầu tiên đương đơn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:

  • Tờ khai xin cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài;
  • Bản chụp hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản chụp giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;
  • Nếu bạn ủy quyền người thân làm lý lịch tư pháp, cần bổ sung các giấy tờ:
  • Bản gốc văn bản ủy quyền được công chứng tư pháp hoặc chứng thực đầy đủ;
  • Xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân của người được ủy quyền;
Xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam
Xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam

*Lưu ý:

Đương đơn chỉ được phép ủy quyền cho người thân, bạn bè xin lý lịch tư pháp nếu thuộc trường hợp xin lý lịch tư pháp mẫu số 1. Nếu người yêu cầu cấp lý lịch tư pháp là bố/ mẹ, vợ/ chồng, con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì bạn không cần cung cấp văn bản ủy quyền, thay vào đó sẽ chuẩn bị giấy tờ chứng minh mối quan hệ như giấy khai sinh, hộ khẩu gia đình, giấy đăng ký kết hôn,…

Đối với các giấy tờ xin cấp lý lịch tư pháp bản photo, bạn cần mang theo bản chính để đối chiếu. Đối với giấy tờ đã chứng thực thì không cần đối chiếu.

Nộp hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài  

Tại Tp Hồ Chí Minh, Sở Tư pháp là nơi cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài.

Người nước ngoài đăng ký thường trú hoặc tạm trú ở đâu tại Việt Nam thì sẽ xin lý lịch tư pháp ở đó. Trường hợp người ngoại quốc sinh sống và làm việc tại Sài Gòn, bạn sẽ xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại TPHCM, cụ thể là Sở Tư pháp Tp Hồ Chí Minh.

  • Địa chỉ Sở Tư pháp Tp Hồ Chí Minh: 141-143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh.

Nếu người nước ngoài đã rời khỏi Việt Nam, bạn nộp hồ sơ tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

  • Địa chỉ Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia: Số 9 Trần Vĩ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú, người xin cấp lý lịch tư pháp sẽ gửi hồ sơ đến trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Thời gian xét duyệt và nhận kết quả lý lịch tư pháp

Sau khi cơ quan thầm quyền nhận đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ được yêu cầu đóng lệ phí xin tài liệu này. Sau đó, người xin cấp lý lịch tư pháp sẽ nhận giấy hẹn, đến ngày hẹn bạn mang theo giấy hẹn và đi nhận kết quả.

Thông thường, thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài sẽ được xét duyệt không quá 15 ngày, tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Ngoài hình thức xin lý lịch tư pháp trực tiếp, người xin giấy tờ này cũng có thể xin trực tuyến qua website của Bộ tư pháp bằng cách truy cập vào đường link: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home, hoặc làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài qua đường bưu điện.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn có hiệu lực của Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài là bao lâu?

Mặc dù có ý nghĩa khá quan trọng nhưng hiện nay không có quy định cụ thể về thời hạn của lý lịch tư pháp. Thời hạn này phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.

Người nước ngoài đã và hiện không ở Việt Nam có thể uỷ quyền cho người khác tại Việt Nam làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp không?

Có. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 45 và 46 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, chỉ những cá nhân làm lý lịch tư pháp số 1 mới được ủy quyền cho người khác làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Còn những cá nhân yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục. Do đó, người nước ngoài hiện không ở Việt nam có thể uỷ quyền cho người khác tại Việt Nam làm thủ tục dựa theo văn bản uỷ quyền được lập theo quy định của pháp luật.

 Mục đích sử dụng phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài là gì?

hiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài thường được yêu cầu xin cấp bởi người nước ngoài đã/đang ở Việt Nam nhằm phục vụ các mục đích:
– Lý lịch tư pháp để làm giấy phép lao động
– Lý lịch tư pháp để gia hạn giấy phép lao động
– Lý lịch tư pháp để kết hôn có yếu tố nước ngoài
– Lý lịch tư pháp để xin việc làm
– Lý lịch tư pháp để nhận con nuôi
– Lý lịch tư pháp để xin nhập/thôi/trở lại quốc tịch Việt Nam

Thông thường, phiếu lý lịch tư pháp là cơ sở để làm hồ sơ trong các trường hợp xin việc làm tại Việt Nam, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Ngoài ra, các công ty thường xin cấp LLTP cho người lao động nước ngoài để thuận lợi trong việc quản lý nhân sự.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết