fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Không học luật có làm pháp chế được không

Nền kinh tế Việt Nam mở cửa, ngày càng phát triển, thị trường đầy biến động nên hầu hết các chủ doanh nghiệp đều muốn đảm bảo an toàn cho sự nghiệp của mình. Với một chuyên viên pháp chế doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có thể yên tâm kinh doanh. Do đó, vị trí pháp chế đang ngày một có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động, nhiều khi quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vậy, không học luật có làm pháp chế được không? Muốn trở thành pháp chế cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn nào? Cùng Học viện Đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Pháp chế doanh nghiệp là người có chức năng xây dựng các Quy chế quản lý nội bộ trong doanh nghiệp. Chức năng xây dựng ở đây không chỉ dừng lại ở việc trực tiếp soạn thảo xây dựng các vản bản, quy tắc, quy định trong nội bộ doanh nghiệp mà còn bao gồm việc tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định các văn bản liên quan đến doanh nghiệp, điều tiết, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ theo pháp luật.

Thông thường, người làm trong lĩnh vực pháp chế thường là các luật gia, chuyên gia pháp lý, các đội ngũ luật sư chuyên sâu trong mảng luật doanh nghiệp, đầu tư, lao động,…

Sự cần thiết của pháp chế doanh nghiệp

Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ hoạt động giao thương ở trong nước mà đã mở rộng ra nước ngoài, các nước phát triển trên thế giới. Theo đó, các rủi ro pháp lý nhất là pháp luật và thông lệ quốc tế luôn tiềm ẩn, do đó cần có giải pháp phòng ngừa, hạn chế các thiệt hại xảy ra trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, tranh chấp các giao dịch dân sự, kinh tế và các giao dịch khác.

Giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất đó chính là doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một bộ phận pháp chế doanh nghiệp chuyên nghiệp. Bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Pháp chế doanh nghiệp tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng, bổ sung điều lệ doanh nghiệp, xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật.
  • Pháp chế doanh nghiệp dẫn dắt doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trong hành lang pháp lý an toàn.
  • Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Quản trị rủi ro cho doanh nghiệp, trong đó dự báo, đánh giá, kiểm soát rủi ro là quan trọng, đặc biệt là khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế bởi lợi nhuận và cơ hội càng cao thì rủi ro càng lớn.
  • Pháp chế doanh nghiệp đại diện pháp lý cho doanh nghiệp tham gia giải quyết các tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp; tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

Không học luật có được làm pháp chế?

Không học luật có làm pháp chế được không?

Pháp chế doanh nghiệp là vị trí có vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp. Do đó, để đảm nhận công việc pháp chế doanh nghiệp, nhân sự phụ trách được yêu cầu không những phải hiểu biết về quy định pháp luật, mà con phải có kỹ năng thực hiện các công việc được giao một cách thành thạo. Đồng thời, pháp chế doanh nghiệp còn tập trung chuyên sâu vào các công việc nghiên cứu, tư vấn, thiết lập quy định và thực hiện công việc chuyên môn, đảm bảo thực thi đúng quy định.

Do đó, để trở thành một nhân sự làm pháp chế doanh nghiệp bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, về kiến thức chuyên môn ngành luật. Nếu bạn muốn làm pháp chế thì bạn cần phải nắm các kiến thức cơ bản của pháp luật theo tiêu chuẩn đầu ra của chương trình cử nhân luật, nắm các hệ thống quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và nắm vững các thủ tục và thực hiện được các thủ tục cơ bản mà pháp luật yêu cầu.

Như vậy, bạn phải là người học luật, được đào tạo chuyên sâu về ngành luật thì bạn mới có kiến thức, am hiểu chuyên sâu về pháp luật và biết cách áp dụng pháp luật vào để giải quyết công việc. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người mặc dù không theo học ngành luật nhưng họ muốn theo đuổi nghề pháp chế doanh nghiệp thì vẫn có thể thực hiện mong muốn này. Có điều, bạn sẽ phải cố gắng, nỗ lực hơn so với những bạn được đào tạo về luật, bạn phải tự mình trau dồi kiến thức, tìm hiểu các quy định pháp luật, cách tư duy pháp lý, cách áp dụng pháp luật. Để từ đó, bạn có kinh nghiệm, có kỹ năng để đảm nhiệm tốt vai trò là một nhân sự làm pháp chế.

Thứ hai, về kỹ năng thực hiện công việc. Nhân sự làm pháp chế doanh nghiệp phải có được kỹ năng làm việc nhất định, cụ thể là các kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng tư vấn, gồm các kỹ năng tiếp xúc với người giao việc trong doanh nghiệp, kỹ năng xác định yêu cầu tư vấn, tìm kiếm và giải quyết các vấn đề pháp lý trong phạm vi tư vấn, kỹ năng viết một báo cáo pháp lý cho người giao việc để hoàn tất yêu cầu công việc.
  • Kỹ năng tư vấn về hợp đồng, bao gồm: kỹ năng tư vấn lựa chọn loại giao dịch, kỹ năng soạn thảo, rà soát hợp đồng, hỗ trợ việc giao kết, thực hiện, chấm dứt, thanh lý hợp đồng.
  • Kỹ năng tư vấn nội bộ, gồm xây dựng các văn bản nội bộ trong doanh nghiệp.
  • Kỹ năng tư vấn cho doanh nghiệp phương án xử lý khi phát sinh tranh chấp, kỹ năng đại diện cho doanh nghiệp tham gia giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ ba, về các kỹ năng mềm khác. Làm công tác pháp chế, tùy môi trường doanh nghiệp, nhưng đa phần đó là các công việc áp lực cao, vì yêu cầu phải nhanh, hiệu quả, chính xác cho những công việc hàng ngày vốn không khi nào đơn giản về pháp lý. Để vượt qua được áp lực, hoàn thành công việc được giao, đảm bảo nhu cầu thăng tiến, người làm công tác pháp chế phải tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết, gồm: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng xây dựng và duy trì quan hệ công việc; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản lý thời gian …

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, khi tuyển dụng, họ yêu cầu ứng viên phải là người đã tốt nghiệp cử nhân luật. Nếu không có bằng cử nhân luật thì bạn cần phải tích lũy kinh nghiệm từ người khác thông qua việc tham gia các khóa học về đào tạo pháp chế, tự nghiên cứu các sách viết về kỹ năng hành nghề, kỹ năng công việc để tích luỹ các kỹ năng.

Khoá đào tạo pháp chế doanh nghiệp tại ICA

Để giúp các bạn được tiếp cận, hiểu sâu về nghề pháp chế, Học viện đào tạo pháp chế ICA đã tạo nên một khoá học tuyệt vời để giúp các bạn sinh viên, nhân sự mới ra trường được học tập, nâng cao kiến thức mới,, kỹ năng mới và góc nhìn mới với sứ mệnh chuyên nghiệp hoá, nâng cao vai trò pháp chế và có thể tiếp nhận công việc ngay sau khoá học này.

Đồng thời, Học viện Đào tạo pháp chế ICA giúp học viên định hướng rõ ràng về bản đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp, từ đó trang bị những hành trang cần thiết để phục vụ cho nghề pháp chế. Giúp học viên trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ pháp lý đa dạng cho các học viên.

Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA:

Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:

Trên đây là nội dung bài viết: “Không học luật có làm pháp chế được không?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Những câu hỏi phỏng vấn vị trí pháp chế thường gặp là gì?

1. Bạn giới thiệu về bản thân mình?
2. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở chỗ cũ?
3. Bản hiểu gì về vị trí đang ứng tuyển?
4. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
5. Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này?…

Những câu hỏi phỏng vấn pháp chế ngân hàng là gì?

1. Các dạng câu hỏi này sẽ xoay quanh luật tín dụng, luật dân sự, luật đất đai và quy chế văn bản pháp luật liên quan và có một số kiến thức nhất định liên quan pháp chế. Các câu hỏi tình huống để xử lý.
2. Các câu hỏi liên quan đến hình thức vay, vay vốn, cầm cố tài sản.
Rủi ro tài chính mà ngân hàng phải đối mặt. Các phương pháp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
3. Các tình huống về soạn thảo hợp đồng, kỹ năng soạn thảo hợp đồng.
4. Các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tín dụng.
5. Quyền và nghĩa vụ khách hàng.
6. Các tình huống liên quan vay vốn, hợp đồng, tài sản cầm cố, bảo lãnh,…

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết