Sơ đồ bài viết
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập, chào đón rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước cũng phát triển mạnh mẽ. Nhưng sự tăng trưởng cũng đi kèm với nhiều mối lo như việc không hiểu rõ các quy định pháp lý, hợp đồng có chứa các điều khoản bất lợi… Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp đều chú trọng việc tuyển dụng và tổ chức bộ phận phụ trách các vấn đề về pháp lý để an tâm khi khi kinh doanh. Pháp chế doanh nghiệp trở thành một công việc vô cùng tiềm năng, thu hút sự quan tâm của đông đảo những người theo học ngành luật. Vậy điều kiện để trở thành pháp chế doanh nghiệp là gì? Làm pháp chế doanh nghiệp có bắt buộc phải là cử nhân luật không? Kính mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này:
Pháp chế doanh nghiệp là gì?
Pháp chế doanh nghiệp là một chức danh, vị trí trong doanh nghiệp, được doanh nghiệp tuyển dụng để phụ trách các công việc liên quan đến pháp luật trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản hơn, làm pháp chế doanh nghiệp là chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý, giải quyết các vấn đề phức tạp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng như hướng dẫn doanh nghiệp bảo vệ được danh tiếng và uy tín. Đồng thời, pháp chế doanh nghiệp cũng cung cấp cho doanh nghiệp những tư vấn pháp lý, soạn thảo hợp đồng, hồ sơ pháp lý cần thiết cho việc quản lý hoạt động kinh doanh. Có thể thấy, pháp chế doanh nghiệp giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Điều kiện làm pháp chế doanh nghiệp?
Pháp chế doanh nghiệp là một nghề liên quan đến pháp luật, về mặt hình thức pháp chế doanh nghiệp không bắt buộc phải có chứng chỉ như một số nghề cũng liên quan tới pháp luật như luật sư, công chứng viên, thẩm phán. Tuy nhiên, để đảm nhiệm tốt ở công việc này thì đòi hỏi người làm pháp chế có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về pháp luật, đồng thời phải có khả năng tư duy và vận dụng pháp luật vào thực tế công việc cũng như khả năng xử lý các tình huống phức tạp mà doanh nghiệp gặp phải. Tuỳ vào từng doanh nghiệp và vị trí mà yêu cầu. tiêu chuẩn của pháp chế doanh nghiệp cũng có sự khác nhau.
Nhìn chung, người làm pháp chế doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có kiến thức về pháp luật, đặc biệt là kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực doanh nghiệp.
- Am hiểu và khả năng vận dụng pháp luật vào thực tế để giải quyết công việc;
- Tác phong chuyên nghiệp, năng động, có khả năng làm việc độc lập, khả năng suy luận, phân tích, đánh giá nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng;
- Thành thạo các kỹ năng cơ bản như sử dụng tốt phần mềm tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kỹ năng tư vấn,…
Làm pháp chế doanh nghiệp có bắt buộc phải là cử nhân luật không?
Theo như phân tích ở trên, để làm pháp chế doanh nghiệp không bắt buộc người làm phải có bằng cử nhân luật. Tuy nhiên, việc người làm được đào tạo cử nhân luật thì sẽ giúp cho họ có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về pháp luật, có khả năng tư duy, vận dụng pháp luật vào thực tế để giải quyết công việc nên hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên cho vị trí chuyên viên pháp chế phải có bằng cử nhân luật.
Nhưng trên thực tế cho thấy, có nhiều nhân sự không hề được đào tạo cử nhân luật, mà học các ngành khác như: kế toán, quản trị nhân sự, kỹ sư,…nhưng có kinh nghiệm làm việc nên được tiến cử làm bên bộ phận pháp chế của doanh nghiệp.
Pháp chế doanh nghiệp phải làm những công việc gì?
Như phân tích ở trên, pháp chế doanh nghiệp giữ một vị trí vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Người làm pháp chế doanh nghiệp phải làm những công việc sau:
- Phụ trách và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Đảm nhiệm việc tham mưu, hỗ trợ tư vấn kịp thời, chính xác cho Ban giám đốc về những vấn đề pháp lý khác nhau như: quản trị tài chính doanh nghiệp, liên doanh quốc tế, luật doanh nghiệp,…
- Kiểm tra tính pháp lý, mức độ hợp pháp của mọi giao dịch kinh doanh, chuẩn bị các hồ sơ pháp lý, thủ tục như: đăng ký nhãn hiệu, thay đổi đăng ký kinh doanh,…
- Xây dựng các chính sách quản lý nội bộ cũng như giám sát việc triển khai, thực hiện chính sách của các thành viên trong doanh nghiệp;
- Tiến hành nghiên cứu, đánh giá những yếu tố rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến các quyết định, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Áp dụng những phương pháp quản trị rủi ro phù hợp để đưa ra khuyến nghị về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra. Đề xuất ra những biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả;
- Tham gia các hoạt động tố tụng nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp;
- Tham gia đại diện, đàm phán, trao đổi với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp;
- Soạn thảo hợp đồng, tài liệu pháp lý của doanh nghiệp;
- Nghiên cứu, cập nhật những quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động của công ty.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làm pháp chế doanh nghiệp có bắt buộc phải là cử nhân luật không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Câu hỏi thường gặp
Pháp chế doanh nghiệp là một nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật và kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nếu bạn không có kiến thức về pháp luật và kinh doanh thì bạn không thể theo đuổi nghề này.
Bạn học kế toán hay bất cứ một ngành học nào nhưng nếu bạn am hiểu pháp luật, biết phân tích, đánh giá các quy định pháp luật, biết vận dụng các quy định pháp luật để giải quyết công việc đem lại lợi ích do doanh nghiệp đồng thời bạn đáp ứng được các kỹ năng mềm thì bạn hoàn toàn có thể làm pháp chế doanh nghiệp.
Bộ phận pháp chế doanh nghiệp là một bộ phận có vai trò đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp có thể hoạt động đúng quy định của pháp luật, từ đó giảm thiểu mọi rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
Đồng thời, bộ phận pháp chế như một nhà tư vấn pháp lý trợ giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật để có thể hoạt động kinh doanh một cách thuận tiện và linh hoạt nhất.
Đa phần các doanh nghiệp ở Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải cân nhắc trong các chi phí lợi ích đối với việc thành lập bộ phận pháp chế hoặc thuê ngoài. Các doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việc kinh doanh mà thường bỏ qua những tư vấn về mặt pháp lý và chỉ khi có các vướng mắc, tranh chấp phát sinh thì doanh nghiệp sẽ tìm gặp các văn phòng luật sư để nhờ giải quyết.
Doanh nghiệp không bắt buộc phải có bộ phận pháp chế. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, có rất nhiều bằng chứng cho các sự kiện pháp lý quan trọng đã bỏ lỡ mất vì ngay từ đầu đã không có sự tư vấn pháp lý nên khi xảy ra tranh chấp, khó làm đòi lại được quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.