Sơ đồ bài viết
Trách nhiệm pháp lý được biết đến là hậu quả bất lợi khi các chủ thể vi phạm sẽ phải gánh chịu vì những hành vi vi phạm quy định pháp luật của mình hoặc chịu hậu quả bất lợi của người giám hộ hoặc người mà mình bảo lãnh. Khi so sánh các trách nhiệm pháp lý với các trách nhiệm mang tính tự nguyện khác thì trách nhiệm pháp lý mang tính bắt buộc. Trách nhiệm pháp lý còn được biết đến là sản phẩm đồng thời cũng là hậu quả bất lợi mà người vi phạm các vấn đề theo quy định phải thực hiện nghĩa vụ của mình, chịu thiệt hại về tài sản và quyền lợi bởi những vi phạm đó. Nội dung bài viết sau, Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ Trình bày khái niệm, đặc điểm và các loại trách nhiệm pháp lý, mời bạn đọc tham khảo.
Trách nhiệm pháp lý là gì?
Trách nhiệm pháp lý đó là một loạt trách nhiệm, nghĩa vụ mà người tham gia cần phải thực hiện theo quy định. Nghĩa là dù muốn hay không muốn thì cá nhân, tổ chức đó vẫn phải thực hiện, nếu không thực hiện cơ quan có thẩm quyền sẽ thi hành những biện pháp cưỡng chế. Điều này khác biệt với các trách nhiệm mang tính tự nguyện không bắt buộc như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm công việc, trách nhiệm tôn giáo, …
Thuật ngữ “trách nhiệm pháp lý” có thể được xem xét theo nhiều nghĩa, dưới nhiều góc độ.
Trong phạm vi môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, trách nhiệm pháp lý chủ yếu được xem xét dưới góc độ là trách nhiệm của chủ thể vi phạm pháp luật, gắn liền với vi phạm pháp luật.
Dưới góc độ này, trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi thể hiện qua việc chủ thể này phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ.
Có thể hiểu Trách nhiệm pháp lí: là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm, trong đó nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vị phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.
Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
– Trách nhiệm pháp lý là 1 loại trách nhiệm do luật pháp quy định. Đây chính là khác biệt lớn nhất giữa loại trách nhiệm đặc biệt này với các loại trách nhiệm xã hội khác như: trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm tôn giáo…
– Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế được Nhà nước Việt Nam quy định rõ ràng trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây cũng được coi là 1 điểm khác biệt lớn giữa trách nhiệm pháp lý và các biện pháp cưỡng chế khác của Nhà nước như: bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…
– Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể, nó thể hiện rõ qua việc chủ thể phải chịu những thiệt hại nhất định về tài sản, về tự do… theo đúng như quy định của Nhà nước khi họ vi phạm pháp luật,
– Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có chủ thể vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác.
Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm chính trị…Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc chủ thể phải chịu những sự thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, về tự do… mà phần chế tài của các quy phạm pháp luật đã quy định.Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
Phân loại trách nhiệm pháp lý
Dựa vào tính chất mà trách nhiệm pháp lý có thể được phân thành những loại sau đây:
Trách nhiệm hình sự:
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của 1 người đã phạm tội và phải chịu sự trừng phạt thích đáng theo quy định của Nhà nước. Việc xử phạm những kẻ có tội là 1 cách để bảo vệ an ninh đất nước, bảo vệ an toàn cho người dân.
Trách nhiệm hành chính:
Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm của 1 cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tạo ra 1 vi phạm hành chính và phải gánh chịu biện pháp cưỡng chế hành chính. Loại hình cưỡng chế sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm của cá nhân/tổ chức ấy. Biện pháp cưỡng chế sẽ do 1 cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Trách nhiệm dân sự:
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm gánh chịu những biện pháp cưỡng chế Nhà nước khi 1 chủ thể xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Biện pháp cưỡng chế thường được áp dụng trong trường hợp này là bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm kỷ luật:
Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm của 1 chủ thể khi họ vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác mà cơ quan nơi họ làm việc đã đề ra. Họ sẽ phải chịu 1 hình thức kỷ luật nào đó theo quy định của pháp luật nói chung và cơ quan quản lý họ nói riêng.
Trách nhiệm hiến pháp:
Trách nhiệm hiến pháp là trách nhiệm mà 1 chủ thể phải gánh chịu khi họ vi phạm hiến pháp, chế tài đi kèm trách nhiệm này. Trách nhiệm hiến pháp vừa là trách nhiệm pháp lý đồng thời cũng là trách nhiệm chính trị. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hiến pháp thường là các cơ quan Nhà nước hoặc những quan chức cấp cao làm việc cho Nhà nước.
Trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong quan hệ quốc tế:
Quốc gia cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế trong quan hệ quốc tế. Trách nhiệm này có thể phát sinh từ hành vi vi phạm luật quốc tế của quốc gia. Ví dụ, quốc gia không thực hiện các cam kết quốc tế mà mình đã công nhận (CEDAW) hoặc ban hành luật trái với luật quốc tế, không ngăn chặn kịp thời các hành vi cực đoan tấn công cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài của những người biểu tình… Trách nhiệm này cũng có thể phát sinh khi có hành vi mà luật quốc tế không cấm. Ví dụ, Quốc gia sử dụng tên lửa vũ trụ, tàu năng lượng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử … gây ra thiệt hại cho vật chất cho các chủ thể khác của luật quốc tế.
Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm bồi thường dân sự
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Trình bày khái niệm, đặc điểm và các loại trách nhiệm pháp lý“. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Trách nhiệm pháp lý giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật trước pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật.
Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý, mọi người dân có lòng tin và tin tưởng pháp luật.
+ Phải có hành vi vi phạm pháp luật (vi phạm những nguyên tắc xử sự chung được cụ thể hóa bằng các điều luật, quy phạm pháp luật cụ thể) của chủ thể (cơ sở thực tiễn);
+ Chủ thể không phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu không có hành vi vi phạm pháp lý;
+ Không thực hiện truy cứu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp chủ thể được miễn trách nhiệm pháp lý, không có năng lực trách nhiệm pháp lý (không có khả năng nhận thức hoặc làm chủ hành vi), chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý, hoặc trong các trường hợp bất khả kháng mà pháp luật quy định không phải chịu trách nhiệm pháp lý;
+ Các chủ thể vi phạm pháp luật bị buộc chịu trách nhiệm pháp lý bởi các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc các chủ thể được pháp luật trao quyền;