fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp

Vi phạm pháp luật là một thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong cuộc sống cũng như xuất hiện nhiều trong các văn bản pháp luật. Vi phạm pháp luật còn được hiểu là một hiện tượng nguy hiểm, tác động xấu và tiêu cực đến sự phát triển của một quốc gia, tính nguy hiểm này được thể hiện ở chỗ nó xâm phạm đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức. Vậy chi tiết quy định về vi phạm pháp luật được hiểu là như thế nào? Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật ra sao? Tại nội dung bài viết sau, Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ chia sẻ đến bạn nội dung này, mời bạn đọc tham khảo.

Vi phạm pháp luật là gì?

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên qua nghiên cứu khoa học và thực tiễn giải quyết, có thể hiểu vi phạm pháp luật là hành vi làm trái luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Hành vi này xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Một số ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật phổ biến như:

– Buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy;

– Không đội mũ bảo hiểm, không có bằng lái khi tham gia giao thông;

– Lấn chiếm đất đai của nhà hàng xóm, đất công ích của xã…

Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

Dấu hiệu hành vi: Vi phạm pháp luật phải là hành vi của con người, tức là xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định, bởi vì pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ của họ. Mác đã từng nói: ngoài hành vi của tôi ra, tôi không tồn tại đối với pháp luật, không phải là đối tượng của nó. Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật. Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động (ví dụ: Giết người, gây thương tích….) hoặc bằng không hành động (ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế).

* Dấu hiệu trái pháp luật:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái với các quy phạm của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ

– Một hành vi được coi là trái pháp luật khi nó không phù hợp với các quy định của pháp luật, xâm hại tới quyền của công dân, tài sản của Nhà nước….Thông thường, một người không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình nếu hành vi đó chưa được pháp luật quy định. Sự quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý để xác định tính trái pháp luật trong một hành vi cụ thể

– Hành vi của con người có thể được các quy phạm xã hội khác nhau cùng điều chỉnh

Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý:

Hành vi trái pháp luật xác định do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện. Người có năng lực hành vi là người có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi, việc làm của mình và chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã thực hiện.

Dấu hiệu lỗi:

Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể.

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật nhưng hành vi trái pháp luật đó phải chứa đựng lỗi của chủ thể của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật phải xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, tức là xác định lỗi của học, biểu hiện trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó. Trạng thái tâm lý có thể là cố ý hay vô ý. Lỗi là yếu tố không thể thiếu được để xác định hành vi vi phạm pháp luật và lỗi cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật.

Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật?

Như vậy, chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm pháp luật. Còn trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.

Dấu hiệu quan hệ xã hội bị xâm hại:

Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo v, tức là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó.

Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật?

Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể.

Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật cũng là một yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật. Là một trong những căn cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật:

– Lỗi là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình (nhìn thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi của mình mà vẫn thực hiện) và trong chính hành vi đó (hành vi chủ động, có ý thức….) tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó.

Lỗi được chia thành hai loại: cố ý và vô ý

+ Lỗi cố ý gồm:

Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

+ Lỗi vô ý gồm:

Lỗi vô ý do cẩu thả :là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.

Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

– Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

– Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong đạt tới khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm hành vi trái pháp luật, sự thiệt hại cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội, thời gian, địa điểm, công cụ vi phạm. Trước hết phải xác định xem vụ việc vừa xảy ra có phải do hành vi của con người hay không, nếu phải thì hành vi đó có trái pháp luật không, nếu trái pháp luật thì trái như thế nào. Sự thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật? “. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Trách nhiệm hình sự với chủ thể vi phạm pháp luật thế nào?

Trách nhiệm hình sự: Là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm và phải chịu một biện pháp cưỡng chế Nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội của họ. Hình phạt này do toà án quyết định theo quy định của của Bộ Luật Hình sự. Đây đồng thời cũng là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.

Trách nhiệm hành chính với chủ thể vi phạm pháp luật thế nào?

Trách nhiệm hành chính: Là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải một biện pháp cưỡng chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ dựa trên cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4.3/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết