Sơ đồ bài viết
Ắt hẳn sau khi ra trường thì mơ ước của tất cả sinh viên đó chính là tìm được cho mình một công việc phù hợp, mức lương ổn định và mang lại những năng lượng tốt. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc tìm cho mình một công việc đáp ứng những yêu cầu của bản thân không phải là câu chuyện dễ dàng, đặc biệt là sau khi tốt nghiệp khi kinh nghiệm còn non nớt. Để giúp các bạn sinh viên thả lỏng tâm trạng, tích cực và thoải mái hơn trong khoảng thời gian rải CV và chờ việc, Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ phân tích Sinh viên mới ra trường nên làm gì trong khi đợi việc? tại bài viết sau, hi vọng các bạn sẽ vượt qua được giai đoạn này một cách thuận lợi.
Tại sao sinh viên mới ra trường khó tìm được việc làm?
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp của các bạn sinh viên mới ra trường là rất cao và đáng báo động, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến là:
Thứ nhất, sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Một trong những khó khăn lớn nhất đối với các bạn sinh viên mới ra trường là tìm việc làm với vốn kinh nghiệm ít ỏi trong khi các nhà tuyển dụng họ yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm từ 1-3 năm. Sinh viên học trên trường chủ yếu là các kiến thức lý thuyết mà ít được thực hành. Theo đó, nếu các bạn sinh viên không chủ động đi thực tập hoặc học viên trong thời gian vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường thì sau này khi tốt nghiệp sẽ không có nhiều kinh nghiệm.
Thứ hai, thị trường lao động cạnh tranh gay gắt. Số lượng việc làm thường ít hơn so với số lượng nhu cầu tìm việc. Do đó, tỷ lệ cạnh tranh để có một công việc cũng rất cao, nhất là vào thời điểm sinh viên vừa tốt nghiệp, nhu cầu tìm việc làm cao hơn bao giờ hết.
Thứ ba, sinh viên thiếu kỹ năng. Điều khiến các bạn sinh viên khó tìm được việc làm một phần nguyên nhân bởi các bạn sinh viên rất hạn chế về các kỹ năng. Các kỹ năng cần thiết cho công việc rất đa dạng, bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Sinh viên có thể chỉ chú tâm vào việc học mà quên đi việc vừa phải có kiến thức vừa phải có kỹ năng để đến khi đi làm chúng ta mới vận dụng được những gì đã học được để làm việc.
Những khó khăn của sinh viên mới ra trường
Thực tế và lý thuyết quá khác xa nhau
Nhiều bạn sinh viên sẽ bị sốc khi những kiến thức mà mình học được trên giảng đường là hoàn toàn khác xa với những gì mà bạn đang làm việc. Thậm chí, lý thuyết còn không thể áp dụng vào thực tiễn để giải quyết công việc. Đây là một trong những khó khăn của các bạn sinh viên mới ra trường đầu tiên mà ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, hãy cố gắng dung hòa và bình tĩnh để có thể suy nghĩa tốt hơn. Hãy tích lũy cho mình thêm kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm và đối chiếu chúng vào lý thuyết.
Áp lực công việc, áp lực cuộc sống
Khi đi làm bạn sẽ phải chịu áp lực rất nhiều về hiểu suất công việc, về doanh thu, áp lực từ cấp trên, áp lực kiến thức và khối công việc, thậm chí bạn còn áp lực về chính khả năng của bạn và áp lực của cuộc sống.
Không có định hướng
Nhiều trường hợp ngay từ khi bước chân vào cánh cửa đại học đã rất nhiều bạn trẻ vẫn mông lung, chưa định hướng được bản thân học trường này thì sau khi tốt nghiệp sẽ làm ngành gì, công việc gì? Và sau khi chính thức tốt nghiệp, các bạn sinh viên vẫn bị hoang mang bởi suy nghĩ mình nên làm gì, công việc nào là phù hợp với bản thân. Vì vậy, các bạn cần phải hiểu rõ bản thân mình phù hợp với những công việc nào, yêu thích ngành gì, công việc gì để có hướng đi đúng đắn cho bản thân.
Không có kinh nghiệm
Một trong những khó khăn khi mới đi làm không thể bỏ qua của sinh viên mới ra trường đó chính là yêu cầu về kinh nghiệm. Khi phỏng vấn, hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng hỏi về kinh nghiệm của bạn. Nhiều bạn sinh viên mới ra trường hoàn toàn không có một chút kinh nghiệm nào. Do đó, lúc này họ sẽ trả lời lúng túng và thể hiện rõ sự âu lo của mình cho các nhà tuyển dụng.
Sinh viên mới ra trường nên làm gì trong khi đợi việc
Thứ nhất, chuẩn bị CV và profile xin việc. CV là một thứ không thể thiếu khi tìm việc làm ngày nay. Bạn nên chuẩn bị một CV thật hoàn chỉnh, đầy đủ và nêu lên những ưu điểm nổi bật của bản thân để khi các nhà tuyển dụng xem CV sẽ thấy ấn tượng với bạn.
Thứ hai, củng cố các kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn. Kiến thức lý thuyết và khi đi làm khác xa nhau, những kiến thức chúng ta được học trên trường đại học là những tri thức đại cương tổng quát một cách chung chung, chưa đi sâu vào một vấn đề cụ thể nào cả. Trong khi công việc lại đòi hỏi những kiến thức sâu trong một lĩnh vực. Nếu bạn đã hiểu rõ bản thân thích hợp với nghề gì và theo đuổi nghề gì thì hãy tìm hiểu ngay về nghề đó, một mặt để bổ sung nghiệp vụ, mặt khác tạo lợi thế trên thị trường lao động.
Thứ ba, lên một ý tưởng khởi nghiệp. Trong khoảng thời gian rảnh rỗi, chờ việc này bạn có thể triển khai những ý tưởng mà bạn đã ấp ủ lâu nay thời còn đi học, có thể là kinh doanh, buôn bán… Đã có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp thành công trong giải đoạn chờ việc như này.
Thứ tư, phát triển duy trì các mối quan hệ. Trong khoảng thời gian chờ việc, bạn hãy tiếp tục tạo dựng và duy trì các mối quan hệ, điều này sẽ giúp bạn có cơ hội trò chuyện, tiếp xúc với nhiều người, lắng nghe và học hỏi những kiến thức xã hội từ mọi người.
Thứ năm, học ngoại ngữ mỗi ngày. Ngoại ngữ như là một chiếc phao cứu sinh của chúng ta. Các doanh nghiệp họ đều mong muốn tuyển dụng những ứng viên có khả năng ngoại ngữ. Vì vậy, bạn có thể tham gia các câu lạc bộ tiếng anh, các trung tâm hoặc đơn giản là bạn tự ôn luyện tại nhà vốn ngoại ngữ của bản thân.
Thứ sáu, duy trì công việc part-time. Nếu bạn đã có một công việc part-time thì hãy tiếp tục duy trì nó, việc đó sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm, gặp gỡ mọi người, tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, đồng thời bạn vẫn kiếm được thu nhập cho bản thân trong khoảng thời gian khó khăn chờ việc như này.
Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường
Như những phân tích nêu trên có thể thấy rằng có rất nhiều khó khăn đối với sinh viên mới ra trường, nhưng bạn đừng quá lo lắng vì không chỉ mình bạn đang trải qua giai đoạn chờ việc mà thực tế có rất nhiều bạn bè cũng sẽ gặp khó khăn giống bạn. Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ tích cực, hãy chuẩn bị tốt trong khi còn có thời gian. Sự chuẩn bị bắt đầu từ việc xác định mục tiêu nghề nghiệp, sở thích, kế hoạch của bản thân, nghiên cứu về công việc, thị trường việc làm và các kỹ năng mà các nhà tuyển dụng đang cần.
Đồng thời hãy nâng cấp bản thân và chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu cần thiết để củng cố profile của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề: “Sinh viên mới ra trường nên làm gì trong khi đợi việc”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Có kinh nghiệm làm việc;
Phù hợp với môi trường văn hóa của công ty;
Có kiến thức nền;
Có tham vọng và sự nhiệt tình…
Câu hỏi này khó để trả lời và nhận định, chúng tôi có thể kể đến cho bạn một số ngành nghề sau:
Quản trị khách sạn, du lịch;
Luật;
Quản lý kinh tế;
Chăm sóc sắc đẹp;
Công nghệ thông tin;
Ngành Marketing…