fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Sinh viên mới ra trường thất nghiệp nên làm gì?

Tình trạng sinh viên ra trường nhưng thất nghiệp không phải là tình trạng hiếm gặp từ trước đến nay. Số lượng sinh viên hàng năm ra trường, tham gia vào thị trường lao động là vô cùng lớn, tuy nhiên khi nền kinh tế thị trường biến động, gặp nhiều khó khăn thì không phải ai cũng có được ngay việc làm khi tốt nghiệp. Đây là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm và khó khăn khi bạn bè đồng trang lưới thì đã tạo ra thu nhập bằng việc có một công việc ổn định full-time, có người thì kinh doanh buôn bán, có người lựa chọn tiếp tục học Thạc sĩ hay có người lập gia đình… Vậy Sinh viên mới ra trường thất nghiệp nên làm gì? Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu tại nội dung bài viết sau.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường

Hiện nay tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường gia tăng đáng kể? Không khó để bắt gặp trên các trang mạng, thông tin đại chúng, tình trạng tìm việc làm của sinh viên mới ra trường hay thậm chí có một số trường hợp sinh viên ra trường cả hai, ba năm vẫn không tìm được việc làm, tình trạng này có thể xuất phát từ những lý do sau:

Không định hướng nghề nghiệp trước khi học

Nhiều sinh viên hiện nay khi quyết định học một đại học nào đó, một phần là theo mong muốn của bố mẹ, và một phần khi quyết định học đại học mục đích duy nhất của các bạn là lấy được bằng đại học trước còn mọi thứ sau khi tốt nghiệp đại học thì đến đâu hay đến đấy. Các bạn lúc này sẽ không chú tâm vào việc học nên khi ra trường các bạn rất khó để đi xin việc.

Sinh viên mới ra trường thất nghiệp nên làm gì?

Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế

Với nền kinh tế hội nhập, tiếng Anh được xem như là tấm vé thông hành trong tất cả mọi ngành nghề trong thời kỳ hiện đại. Hầu hết sinh viên ở các trường đại học đều được học tiếng Anh, nhưng chính thái độ thụ động, không áp dụng thực tế thì sau khi ra trường, kỹ năng ngoại ngữ chỉ là con số 0. Chỉ khi có được động lực học, cách học phù hợp, khoa học, áp dụng vào môi trường thực tế mới có thể nâng cao trình độ tiếng Anh, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Thiếu kỹ năng làm việc

Sinh viên ra trường hiện nay có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, chủ yếu là chỉ có kiến thức trên sách vở chứ không có kiến thức trên thực tế, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc. Một số sinh viên còn cho rằng, các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển người có năng lực chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ và máy tính… Chính vì suy nghĩa đó mà đổ xô rủ nhau đi học bằng này bằng kia, chứng chỉ này chứng chỉ kia, khóa học này khóa học kia, nhưng không hề biết rằng các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất là các công ty nước ngoài luôn chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và kỹ năng làm việc nhóm, độc lập, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ.

Bên cạnh đó, sinh viên còn rất thụ động trong quá trình tìm việc. Các bạn chưa tự tin vào bản thân, thiếu sự dũng cảm để đương đầu với những khó khăn, thử thách thậm chí có bạn còn chưa rõ mình thích làm gì, thích làm công việc gì. Các bạn không biết rằng, trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng đàm phán, giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian,… mới thực sự là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.

Hậu quả khó lường của tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường

Không có năng lực làm việc

Sinh viên chỉ xem việc đi học là nhiệm vụ và trách nhiệm khi đi học, đến trường cũng chỉ vì điểm danh chứ không thật sự tập trung vào các kiến thức. Như vậy, khi không nỗ lực hết mình sẽ khiến mình bị thiếu kiến thức do đó khi xin việc là điều hết sức khó khăn.

Xác định phương hướng nghề nghiệp không rõ ràng

Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên làm trái ngành không đúng với ngành học lúc đầu theo đuổi, không bị thất nghiệp sau ra trường như vậy là vẫn có nhiều cơ hội làm việc khi ra trường vậy tại sao vẫn có nhiều bạn thất nghiệp? 

Đó là sự phản ánh vì trong quá trình học bạn không nghiêm túc, không tìm hiểu ngành học có liên quan đến ngành nghề nào hoặc nghe theo bố mẹ chọn nghề mà mình không thích dẫn đến việc không xác định được mục tiêu công việc rõ ràng và thất nghiệp.

Sinh viên mới ra trường thất nghiệp nên làm gì?

Đây là giai đoạn nhạy cảm, điều đầu tiên, bạn phải giữ được tinh thần thoải mái. Mặc dù bạn chưa tìm được việc làm phù hợp thì bạn cũng không nên quá lo lắng căng thẳng và tự tạo áp lực cho bản thân. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái để tìm cho mình một lối đi đúng đắn, phù hợp với mong muốn của bản thân;

Thứ hai, lên một ý tưởng khởi nghiệp. Khởi nghiệp là một ý tưởng vô cùng hay với thời điểm hiện tại nếu bạn muốn làm chủ, hãy bắt đầu khởi nghiệp với những thứ bạn cho là phù hợp xu hướng sẽ là một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà bạn đã ấp ủ bấy lâu, biết đâu lại thành công.

Thứ ba, thử sức mình với nhiều công việc tại các thành phố lớn. Sau khi tốt nghiệp đại học các bạn nên ở lại các thành phố lớn để tìm việc làm, Tại các thành phố lớn sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc và thử sức với nhiều lĩnh vực và nhiều công ty khác nhau hãy thử sức với nhiều công việc để biết được bản thân phù hợp với công việc nào, từ đó tìm lối đi đúng đắn cho bản thân.

Phát triển, duy trì các mối quan hệ. Các mối quan hệ là nhân tố quan trọng trong xã hội hãy cứ làm việc thật tốt và tiếp tục phát triển duy trì các mối quan hệ vì biết đâu trong lúc khó khăn bạn sẽ gặp được quý nhân giúp đỡ từ những người bạn mà bạn đã làm quen được.

Bằng cấp thôi vẫn chưa đủ sinh viên cần trang bị thêm những kiến thức vững chắc

Có rất nhiều bạn sinh viên khi ra trường kiến thức chuyên môn không có, chỉ có tấm bằng với mức điểm cao hoặc chỉ đơn thuần là thuộc lòng lý thuyết mà chưa biết vận dụng vào thực tế. Trong khi đó các nhà tuyển dụng họ yêu cầu ứng viên phải có kiến thức, có kinh nghiệm làm việc. Như vậy, sinh viên nên học tập nghiêm túc để có kiến thức vững chắc đồng thời phải biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề.

Cần khắc phục những điểm yếu của bản thân

Nếu bạn thiếu kiến thức chuyên môn thì bạn hãy đọc thêm nhiều sách về chuyên ngành mà bạn theo đuổi. Nếu các kỹ năng mềm của bạn kém bạn nên trau dồi thêm bằng cách tham gia các khóa đào tạo để nâng cao trình độ và kỹ năng của mình.

Không ngừng học hỏi và cải thiện bản thân

Bạn đừng ngại khi đặt câu hỏi cho người khác, có rất nhiều người thông minh và học giỏi hơn mình, vì vậy bạn nên học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, những người mình quen biết để có thêm kinh nghiệm và kiến thức từ những người đó.

Cần phát triển tư duy cá nhân

Đừng chỉ dừng sự hiểu biết của mình trong phạm vi sách vở. Nhà tuyển dụng cần thấy được cách bạn tư duy vấn đề như thế nào. Vì vậy, bạn phải có khả năng tư duy nhanh nhạy để giải quyết mọi vấn đề, tạo ra lợi ích cho nhà tuyển dụng thì lúc này bạn mới tạo đươc ấn tượng trong mắt các nhà tuyển dụng.

Sinh viên mới ra trường có làm pháp chế được không?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp, đã có tấm bằng cử nhân trên tay, các bạn sinh viên sẽ có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Tuy nhiên, các bạn lại không biết chọn ngành nào, làm công việc gì thì phù hợp. Nhiều bạn muốn xin vào làm pháp chế thì lại lo sợ, đắn đo rằng không biết bản thân mới tốt nghiệp thì có làm pháp chế được không.

Thực ra, các doanh nghiệp hiện nay khi tuyển dụng họ đều sẽ ưu tiên ứng tuyển các ứng viên có kinh nghiệm làm việc để có thể giải quyết công việc đem lại hiệu quả cho họ. Tuy nhiên, cũng sẽ có doanh nghiệp vẫn dành những vị trí cho các bạn sinh viên mới ra trường để ứng tuyển vào Ban pháp chế của doanh nghiệp với vị trí như: học việc, chuyên viên tư vấn,…để có thời gian học hỏi, tích lũy kinh nghiệm rồi sau này lên làm nhân viên chính thức của Ban pháp chế doanh nghiệp.

Các bạn sinh viên cần lưu ý, khi muốn vào làm pháp chế doanh nghiệp thì hãy chuẩn bị cho mình những hành trang tri thức và những kỹ năng cần thiết để giải quyết các công việc từ đơn giản đến phức tạp như:

  • Cần có kiến thức chuyên sâu về doanh nghiệp;
  • Biết soạn thảo văn bản, hợp đồng thông dụng;
  • Biết tư duy pháp lý, vận dụng pháp luật để giải quyết các công việc;
  • Có kỹ năng thuyết trình, thuyết minh,…

Khóa học pháp chế doanh nghiệp tại ICA

Học viện đào tạo pháp chế ICA có mở khóa đào tạo pháp chế dành cho sinh viên mới ra trường, người đi làm,…ICA sẽ giới thiệu, truyền tải cho bạn những kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu về pháp chế doanh nghiệp. Đồng thời, hướng dẫn các bạn trở thành một pháp chế chuyên nghiệp với những kỹ năng, kinh nghiệm đến từ những người thầy đã làm trong công tác pháp chế nhiều năm.

Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA:

Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề: “Sinh viên mới ra trường thất nghiệp nên làm gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Lý do gì sinh viên ra trường lại thất nghiệp?

– Thiếu định hướng nghề nghiệp trước khi đăng ký ngành học;
– Học tập một cách thụ động;
– Không trang bị kỹ năng mềm;
– Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.

Sinh viên mới ra trường nên suy nghĩ thế nào về lương?

Sinh viên mới ra trường nên đi xin việc với tiêu chí học hỏi là chính vì thế hãy tìm kiếm mức lương phù hợp với khả năng hiện tại và nâng cao tinh thần học hỏi. 
Các doanh nghiệp khi tuyển dụng thứ học cần không chỉ là tấm bằng đại học bạn đang có mà còn là năng lực và những kỹ năng mềm và bản lĩnh của bạn.
Khi được hỏi về lương, các bạn hãy mạnh dạn mà nói ra con số phù hợp với bản thân trong thời điểm hiện tại đừng nói mức lương quá cao hay quá thấp vì khi con số quá thấp nhà tuyển dụng cũng sẽ suy nghĩ lại năng lực của người xin việc.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết