Sơ đồ bài viết
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ theo học ngành luật bởi đây là một ngành học rất nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Ngành luật có sức hút hấp dẫn như vậy nhưng việc học và theo nghề chưa bao giờ là dễ dàng.
Ngành luật kinh tế có lẽ là một cái tên quá quen thuộc đối với tất cả mọi người. Nhu cầu tuyển dụng những sinh viên luật kinh tế ở các doanh nghiệp ngày càng lớn. Vì vậy mà luật kinh tế nói riêng và ngành luật nói chung được rất nhiều người quan tâm với mong muốn có nhiều cơ hội hơn trong tương lai. Vậy ngành luật kinh tế là gì? Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc gì? ICA giải đáp thắc mắc của bạn trong nội dung bài viết dưới đây, kính mới bạn đọc tham khảo:
Ngành luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật kinh tế, là tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữ nhà nước trong quá trình sản xuất và hoạt động giữa các doanh nghiệp trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế.
Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, đồng thời đảm bảo từng quy cách hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình giao lưu, buôn bán trong và ngoài nước.
Ngành Luật kinh tế học những gì?
Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế được trang bị khối kiến thức về: Luật hành chính; luật dân sự; luật hiến pháp; luật sở hữu trí tuệ; pháp luật và chủ thể kinh doanh; luật lao động; luật tố tụng hình sự; luật thương mại quốc tế; luật đất đai; luật cạnh tranh; luật tài chính; luật môi trường; luật đầu tư; luật kinh doanh quốc tế; luật hợp đồng; luật tài sản,…
Sinh viên tốt nghiệp luật kinh tế có đủ kiến thức nền tảng của thể chế pháp luật; kiến thức về vai trò của pháp luật trong công ty, doanh nghiệp; giải quyết tranh chấp kinh doanh; phân tích, đánh giá, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế; hiểu biết về Luật của Việt Nam để vận hành trong công ty, doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên học luật kinh tế còn được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh; kỹ năng soạn thảo hợp đồng.
Học Ngành Luật kinh tế bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?
Để thành công trên ngành Luật kinh tế bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
- Trí nhớ tốt;
- Năng động, sáng tạo, có bản lĩnh;
- Đức tính cẩn thận, công bằng, khách quan và trung thực;
- Ngoại ngữ tốt; hứng thú với lĩnh vực kinh tế, thương mại;
- Có tư duy phân tích, tư duy phản biện và khả năng diễn đạt, giao tiếp tốt để trình bày những chính kiến, lý lẽ của mình một cách trôi chảy, sắc sảo, thuyết phục;
- Đặc biệt cần phải thực sự đam mê công việc của mình, vì bên cạnh những giá trị về vật chất từ nghề nghiệp mang lại, bạn còn học được từ công việc thực tế những bài học về nhân đức, về lương tâm nghề nghiệp, về phong thái, phong cách và giá trị của bản thân mình,…
Sinh viên học Luật Kinh tế ra trường có thể làm những vị trí nào?
Luật kinh tế luôn nằm trong nhóm ngành có cơ hội việc làm cao, bởi nhu cầu trên thị trường về nhân lực am hiểu lĩnh vực này là rất lớn. Kinh tế và thương mại ngày càng phát triển mạnh, luật kinh tế là cần thiết để dựa trên nền tảng pháp luật để giải quyết những vấn đề phức tạp trong kinh doanh.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế tại các trường đại học có thể xin việc và đảm nhiệm rất nhiều vị trí công việc khác nhau như:
- Tư vấn pháp lý, đánh giá, phân tích và giải quyết những vấn đề phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của công ty hoặc doanh nghiệp;
- Tư vấn pháp luật, làm cán bộ thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc những người hành nghề luật sư;
- Chuyên viên tư vấn sáp nhập và mua lại công ty;
- Cán bộ hành pháp, lập pháp và tư pháp;
- Giảng dạy và nghiên cứu,…
- Chuyên viên pháp lý – Chuyên viên pháp chế: Đây là một vị trí công việc được khá nhiều người lựa chọn vì vị trí này khá dễ xin việc, môi trường làm việc phù hợp và mức lương không quá cạnh tranh. Hiện cũng có rất nhiều doanh nghiệp đang tham gia hoạt động ở thị trường trong nước hay quốc tế cũng đều rất cần có sự tư vấn về mặt pháp lý hoặc giúp giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động. Chính bởi vậy nên nhu cầu tuyển chọn các chuyên viên pháp lý hay chuyên viên pháp chế đều rất cao.
- Luật sư (chuyên về bên các vụ tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế).
- Tư vấn pháp lý: Công việc của các tư vấn pháp lý cũng tương tự như các chuyên viên pháp lý hay chuyên viên pháp chế nhưng vai trò này vẫn có điểm khác so với chuyên viên. Tư vấn pháp lý sẽ làm việc độc lập trong các văn phòng luật, hỗ trợ cho các khách hàng là những doanh nghiệp hoặc cá nhân đang gặp khó khăn về các tranh chấp liên quan đến kinh tế.
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp: Những vị trí này đều là những vị trí làm trong các cơ quan nhà nước, cơ quan cấp cao,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể học lên để lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ để mở ra nhiều cơ hội hơn cho bản thân. Hoặc bạn có thể lựa chọn phát triển sự nghiệp theo hướng làm kinh doanh hoặc là làm chính trị. Với những nền tảng vững chắc về pháp luật và các cơ chế pháp lý thì bạn hoàn toàn có khả năng tham gia vào những lĩnh vực đó. Còn nếu đam mê với việc giảng dạy thì bạn có thể làm giảng viên tại các trường đại học nếu như có đầy đủ bằng cấp và chứng nhận theo yêu cầu của ngôi trường đó.
Sinh viên làm việc trong các công ty, xí nghiệp; làm việc trong hệ thống tòa án nhân dân, trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị dịch vụ tư vấn pháp luật; Cử nhân Luật kinh tế cũng có thể theo học các khóa đào tạo về luật và hành nghề luật,…
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sinh viên Luật Kinh tế ra trường có thể làm những vị trí nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Câu hỏi thường gặp
Chuyên viên pháp chế (chuyên viên pháp lý) được biết đến là những người được đào tạo chuyên môn về pháp lý ở một số khu vực pháp lý nhất định, chịu trách nhiệm về các công việc hành chính, điều hành pháp lý trong bộ phận pháp chế của một tổ chức hoặc văn phòng luật.
Họ là người đại diện pháp luật của công ty, có vai trò xử lý, hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục có liên quan đến vấn đề pháp lý.
Sự nhạy bén và am tường kiến thức của các chuyên gia về Luật kinh tế sẽ góp phần đảm bảo quá trình vận hành bền vững, an toàn cho doanh nghiệp, mở rộng sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi hơn. Ngành Luật kinh tế vì thế được xem là một ngành đặc biệt quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Những cử nhân Luật kinh tế có trình độ cao trong lĩnh vực luật pháp, kinh doanh, thương mại, sở hữu kỹ năng chuyên sâu đàm phán, tư vấn, đảm đương tốt việc nghiên cứu, giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn kinh doanh sẽ trở thành đối tượng săn đón của các nhà tuyển dụng. Do đó, những bạn nào có đam mê với ngành nghề này thì bạn hoàn toàn có thể theo học để thực hiện ước mơ của mình.