fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Phân loại vật cùng loại và vật đặc định

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong lĩnh vực dân sự và các quy định liên quan, vật được phân loại thành hai loại chính là “vật cùng loại” và “vật đặc định”. Đây là những khái niệm quan trọng giúp định rõ quyền và trách nhiệm của các bên khi xảy ra tranh chấp liên quan đến tài sản và vật liệu. Hãy cùng tìm hiểu về hai khái niệm này. Bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết “Phân loại vật cùng loại và vật đặc định” trong bài viết của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Vật cùng loại là gì? Vật đặc định là gì?

Vật cùng loại có khả năng thay thế nhau và không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng, tính chất hoặc công dụng. Trái với vật cùng loại, vật đặc định là những đối tượng có tính chất, đặc điểm riêng biệt và không thể thay thế hoặc tương đương với những đối tượng khác. Thường, vật đặc định có giá trị và công dụng đặc biệt đối với người sử dụng.

Điều 113 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ, vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Ngoài ra, vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

Ví dụ về vật cùng loại: gạo, muối, nếp….

Vật đặc định cũng được quy định rõ ràng, là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Vật đặc định là vật duy nhất. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.

Ví dụ về vật đặc định: túi xách của những hãng thời trang nổi tiếng, tranh được yêu cầu vẽ riêng, động cơ xe máy, laptop.…

Vật cùng loại dịch sang tiếng anh như sau: Objects of the same kind

Vật đặc định được dịch sang tiếng anh như sau: Special object

Phân loại vật cùng loại và vật đặc định

Phân loại vật cùng loại và vật đặc định theo quy định pháp luật Việt Nam được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm luật dân sự, luật đấu giá, luật xây dựng, luật bảo hiểm và các lĩnh vực khác liên quan đến quyền sở hữu, trách nhiệm bồi thường và các quy định liên quan đến tài sản. Việc hiểu rõ và áp dụng đúng phân loại này là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

Thứ nhất, về giống nhau

Về vấn đề thực hiện nghĩa vụ giao vật, tại điều 279 Bộ luật dân sự 2015 quy định “khi thực hiện nghĩa vụ giao vật, bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.

Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ”.

Theo đó, khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao, bên chuyển giao phải có trách nhiệm chuyển giao đúng theo yêu cầu của bên yêu cầu về số lượng, kích thước, mẫu mã, đặc tính…

Phân loại vật cùng loại và vật đặc định
Phân loại vật cùng loại và vật đặc định

– Xét về tính chất và đặc điểm của vật cùng loại và vật đặc định, ta thấy có điểm tương đồng ở đây đều là vật đồng bộ ( gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút ).

Thứ hai, về khác nhau giữa vật cùng loại và vật mặc định

Một, vật cùng loại

– Là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường

– Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau được, nếu vật cùng loại bị tiêu hủy thì có thể thay thế nó bằng vật cùng loại khác.

Hai, vật mặc định

– Là những vật có thể phân biệt với các vật khác bằng các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của vật đó về kí hiệu, hình dáng, màu sắc chất liệu, đặc tính, vị trí.

– Vật đặc định chỉ có một loại duy nhất và không thể thay thế bằng loại khác khi vật đặc định bị tiêu hủy, các quan hệ pháp luật cũng bị chấm dứt

– Vật đặc định khác vật cùng loại ở chỗ, nếu như vật cùng loại bị tiêu hủy thì có thể thay thế bằng vật cùng loại khác, tuy nhiên, bản chất của vật đặc định là chỉ có một loại duy nhất và không thể thay thế, đặc điểm của vật đặc định là có thể phân biệt được với các vật khác bằng các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt như: kí hiệu, hình dáng, màu sắc chất liệu, vị trí… vậy nên, khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao, thì phải chuyển giao đúng đặc điểm của vật đó. Trường hợp chuyển giao đúng số lượng nhưng sai về đặc điểm của vật thì vẫn xem như là vi phạm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm dân sự.

Câu hỏi thường gặp:

Vật cùng loại, vật đặc định có được dùng trong biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ không?

Thứ nhất, xử lý tài sản là vật đồng bộ
Tại Điều 54 Bộ luật hình sự 2015, bên nhận bảo đảm được xử lý đồng thời toàn bộ các phần, các bộ phận của tài sản bảo đảm là vật đồng bộ. Trường hợp tài sản bảo đảm bao gồm nhiều tài sản gắn liền mà có thể chia được thì xử lý theo từng tài sản, không chia được thì xử lý đồng thời.
Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ trả nợ hoặc có nghĩa vụ khác chuyển giao khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình. Bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền của mình trong trường hợp người có nghĩa vụ có yêu cầu.
Ngoài ra, bên nhận bảo đảm khi thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hóa ghi trên tài sản bảo đảm là vận đơn, chứng từ vận chuyển có nghĩa vụ xuất trình vận đơn, chứng từ vận chuyển theo thủ tục được pháp luật về hàng hải, hàng không hoặc pháp luật khác liên quan quy định. Trường hợp pháp luật không quy định thì việc xử lý hàng hóa ghi trên vận đơn, chứng từ vận chuyển áp dụng quy định tại Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ thanh toán thì bên nhận bảo đảm được bù trừ nghĩa vụ từ khoản tiền hoặc tài sản thu được quy định tại Điều 54 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
Thứ hai, nhận lại tài sản đảm bảo
Bên nhận lại tài sản đảm bảo được nhận lại tài sản đảm bảo trong trường hợp được quy định tại Điều 57 Nghị định 21/2021/ NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

Khi vật cùng loại bị hỏng hóc, mất mát, người sử dụng có quyền yêu cầu điều gì?

Khi vật cùng loại bị hỏng hóc, mất mát, người sử dụng có quyền yêu cầu các điều sau đây:
Bồi thường tương đương: Người sử dụng có quyền yêu cầu bồi thường tương đương khi vật cùng loại bị hỏng hóc hoặc mất mát. Điều này có nghĩa là người sử dụng có quyền nhận được một khoản tiền hoặc giá trị tương đương để thay thế vật bị hỏng hoặc mất.
Thay thế bằng vật cùng loại: Người sử dụng cũng có quyền yêu cầu thay thế vật bị hỏng hoặc mất bằng vật cùng loại. Trong trường hợp này, người sử dụng có quyền nhận được một vật tương tự hoặc tương đương để thay thế cho vật bị hỏng hoặc mất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết