Sơ đồ bài viết
Trong thời gian những năm trở lại đây khi nền kinh tế nước ta có nhiều sự chuyển biến, phát triển nền kinh tế thị trường, theo đó mà thu hút lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trước thực trạng thay đổi của nền kinh tế như vậy, các doanh nghiệp chú trọng đến việc tổ chức và tuyển dụng các bộ phận phụ trách vấn đề pháp lý của công ty. Vì thế mà vị trí nghề nghiệp chuyên viên pháp chế trở thành một công việc tiềm năng, thu hút sự quan tâm đông đảo của nhiều người. Nhiều thắc mắc rằng người làm ngành khác làm pháp chế tốt không? Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết sau:
Chuyên viên pháp chế là ai?
Chuyên viên pháp chế được biết đến là người chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý, giải quyết các trở ngại pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng như hướng dẫn doanh nghiệp bảo vệ danh tiếng và uy tín. Đồng thời chuyên viên pháp chế cũng cung cấp cho doanh nghiệp những tư vấn pháp lý cần thiết cho việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể thấy rằng chuyên viên pháp chế là một vị trí vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Chuyên viên pháp chế có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?
Chuyên viên pháp chế giữ vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán, thương lượng các thương vụ quan trọng của doanh nghiệp. Họ cũng là người kiểm tra kiểm soát việc ký kết các hợp đồng kinh tế hay quản lý công tác thành lập doanh nghiệp. Đặc biệt khi công ty gặp phải các vấn đề tranh chấp hay các rắc rối, họ sẽ phụ trách việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục pháp lý theo đúng trình tự pháp luật. Họ sẽ thực hiện những việc cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của chuyên viên pháp chế còn thể hiện qua khả năng quản lý và điều tiết các vấn đề pháp lý trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Chẳng hạn như tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền, đăng ký nhãn hiệu hay các hồ sơ chất lượng quan trọng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó chuyên viên pháp chế còn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các trưởng bộ phận về công tác pháp lý. Đảm bảo công việc được tiến hành đúng định hướng và đúng chức năng đã đăng ký kinh doanh. Với sự am hiểu luật pháp, chuyên viên pháp chế giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian giải trình trước cơ quan nhà nước khi phát sinh các vấn đề tranh chấp hay tố tụng.
Người làm ngành khác làm pháp chế tốt không?
Mặc dù, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên cho vị trí chuyên viên pháp chế phải có bằng cử nhân luật. Nhưng thực tế cho thấy, có nhiều nhân sự không hề qua đào tạo cử nhân luật, mà học các ngành khác như: kế toán, kỹ sư, quản trị nhân sự,…, nhưng có kinh nghiệm làm việc nên được tiến cử làm chuyên viên pháp chế trong một số lĩnh vực nhất định như quản lý hợp đồng, xây dựng quy định nội bộ,… Có thể nói rằng để trở thành một chuyên viên pháp chế còn tùy thuộc vào sự lựa chọn và cơ duyên của mỗi người nữa.
Như vậy, khi người làm ngành khác có thể hoàn toàn làm tại vị trí nhân viên pháp chế cho doanh nghiệp.
Chuyên viên pháp lý cần phụ trách, chịu trách nhiệm đối với mọi vấn đề có liên quan đến pháp lý của đơn vị. Đảm nhiệm việc tham mưu, hỗ trợ tư vấn kịp thời, chính xác cho Ban giám đốc về những vấn đề pháp lý khác nhau như: quản trị tài chính doanh nghiệp, liên doanh quốc tế, luật doanh nghiệp,… Do đó mà bên cạnh các cử nhân luật trở thành nhân viên pháp chế thì những ngành nghề khác cũng có thể trau dồi, học hỏi thêm để “trái ngành” trở thành nhân viên pháp chế.
Trên đây là tư vấn của Học viện đào tạo pháp chế ICA về nội dung “Người làm ngành khác làm pháp chế tốt không?“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Pháp chế doanh nghiệp được hiểu là nhân viên thực hiện vai trò tư vấn về pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ các nội dung, vấn đề phát sinh liên quan đến pháp luật và trong một số trường hợp còn thực hiện kiểm soát quy định nội bộ công ty.
Pháp chế doanh nghiệp nhà nước là nhân viên trong tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước thực hiện các công việc chuyên môn, nhiệm vụ theo chức năng của tổ chức pháp chế doanh nghiệp nhà nước.
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định về chức năng của tổ chức pháp chế như sau:
Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.