fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Những ngành nghề cần có bằng “Cử nhân Luật”

Bằng “Cử nhân Luật” không chỉ mở ra cánh cửa cho những ai đam mê theo đuổi sự công bằng và pháp lý, mà còn là chìa khóa để thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ luật sư, thẩm phán đến các vai trò trong quản trị doanh nghiệp và tư vấn pháp lý, tấm bằng danh giá này mang đến cơ hội nghề nghiệp đa dạng và hấp dẫn. Dù bạn muốn bảo vệ quyền lợi của người dân, tham gia vào việc xây dựng chính sách, hay đơn giản là đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong hoạt động kinh doanh, “Cử nhân Luật” luôn là nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết “Những ngành nghề cần có bằng “Cử nhân Luật”” Của Học viện đào tạo pháp chế ICA.

21 ngành nghề cần có bằng “Cử nhân Luật” mà sinh viên Luật có thể lựa chọn sau khi ra trường

Những công việc chuyên ngành Luật cần có bằng Cử nhân Luật

1. Công chứng viên

Theo Điều 8 Luật Công chứng 2014:

“Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên:

  1. Có bằng cử nhân luật;
  2. Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc pháp luật sau khi có bằng cử nhân luật;
  3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định;
  4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
  5. Có sức khỏe đảm bảo để hành nghề công chứng.”

2. Luật sư

Theo Điều 10 Luật Luật sư 2006:

“Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo để hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.”

3. Trợ giúp viên pháp lý

Theo Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017:

“Điều 19. Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, đáp ứng các tiêu chuẩn sau có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

  1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
  2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;
  3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
  4. Có sức khỏe đảm bảo để thực hiện trợ giúp pháp lý;
  5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.”

4. Quản tài viên

Theo Điều 12 Luật Phá sản 2014:

“1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên: a) Luật sư; b) Kiểm toán viên; c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo. 2. Điều kiện hành nghề Quản tài viên: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.”

Những ngành nghề cần có bằng “Cử nhân Luật”
Những ngành nghề cần có bằng “Cử nhân Luật”

Công việc trong cơ quan Nhà nước nào cần có bằng “Cử nhân Luât”

5. Thẩm phán

Theo khoản 2 Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014:

“1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. 2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.”

6. Kiểm sát viên

Theo khoản 2 Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014:

“1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. 2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.”

7. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

Theo Điều 52 Luật Cạnh tranh 2018:

“Điều 53. Tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh

  1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực.
  2. Là công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
  3. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin.
  4. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 05 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều này.
  5. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.”

8. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Theo Điều 49 Luật Cạnh tranh 2018:

“Điều 49. Tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

  1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.
  2. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.
  3. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này.”

9. Chấp hành viên

Theo khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008:

“Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.”

10. Báo cáo viên pháp luật

Theo khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012:

“Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau: a) Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác; b) Có khả năng truyền đạt; c) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.”

11. Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng trại giam

Theo khoản 4 Điều 17 Luật Thi hành án hình sự 2019:

“Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định.”

12. Người làm công tác pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học

Theo Nghị định 55/2011/NĐ-CP:

  • Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác pháp luật.

13. Tư vấn viên pháp luật

Theo Nghị định 77/2008/NĐ-CP:

“Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; b) Có bằng cử nhân luật; c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.”

14. Kiểm tra viên ngành Kiểm sát

Theo Quyết định 73/2005/QĐ-BNV:

  • Là cử nhân Luật trở lên;
  • … và các tiêu chuẩn khác theo Quyết định.

15. Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại

Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về Thừa phát lại:

  • Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Không có tiền án;
  • Có bằng cử nhân luật;

16. Thư ký Tòa án

Theo Điều 92 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014:

“Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên, được Tòa án tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.”

17. Công chức làm công tác hộ tịch

Theo Điều 72 Luật Hộ tịch 2014:

“Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.”

18. Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận pháp chế của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam

Theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010:

“Các Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại phải có bằng cử nhân luật.”

Một số ngành nghề khác mà cử nhân Luật có thể làm?

Cử nhân Luật có thể làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau, ngoài những ngành nghề đã được liệt kê trước đó. Dưới đây là một số ngành nghề khác mà cử nhân Luật có thể tham gia:

Chuyên viên pháp lý: Làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước, hoặc các tổ chức quốc tế. Họ chịu trách nhiệm tư vấn pháp lý, soạn thảo và rà soát hợp đồng, giải quyết các tranh chấp nội bộ và tuân thủ các quy định pháp luật.

Giảng viên hoặc nghiên cứu viên: Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các cơ sở đào tạo về luật học. Ngoài ra, có thể tham gia nghiên cứu khoa học pháp lý tại các viện nghiên cứu hoặc các tổ chức liên quan.

Chuyên viên tư vấn sở hữu trí tuệ: Làm việc tại các công ty tư vấn hoặc các cơ quan nhà nước về sở hữu trí tuệ. Họ tư vấn về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Nhà báo, biên tập viên chuyên về pháp luật: Làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông, xuất bản chuyên viết, biên tập các bài viết, sách, tài liệu về các vấn đề pháp luật.

Nhân viên hành chính – nhân sự: Làm việc trong các phòng ban nhân sự của doanh nghiệp, thực hiện các công việc liên quan đến quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động.

Chuyên viên tài chính ngân hàng: Làm việc tại các ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm với các nhiệm vụ như tư vấn pháp lý, quản lý rủi ro, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động tài chính.

Chuyên viên quản lý và giải quyết tranh chấp thương mại: Làm việc tại các trung tâm trọng tài thương mại, công ty luật hoặc các tổ chức giải quyết tranh chấp, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hòa giải, trọng tài thương mại.

Nhân viên công tác xã hội: Làm việc tại các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho các đối tượng cần được bảo vệ quyền lợi như trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật.

Chuyên viên kiểm tra và thanh tra: Làm việc tại các cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện các công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, xử lý các vi phạm pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Sinh viên năm cuối chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế muốn chuyển ngành học khác có được không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT trường hợp bạn là sinh viên năm cuối chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế thì không thể được xem xét chuyển ngành học khác.

Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật đúng không?

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định về Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết