Sơ đồ bài viết
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đã có nhiều bước tiến phát triển, minh chứng là việc thu hút lượng lớn doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước. Vói thực trạng đó nhiều doanh nghiệp chú trọng đến việc tuyển dụng và tổ chức bộ phận pháp chế để phụ trách các vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp mình cũng như để đảm bảo sự hoạt động của công ty. Vậy để trở thành một chuyên viên pháp chế cần trải qua những giai đoạn nào và nên học pháp chế doanh nghiệp ở đâu? Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của chuyên viên pháp chế
Chuyên viên pháp chế là một vị trí giữ vai trò chủ chốt trong các cuộc thương lượng và đàm phán các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp. Chuyên viên pháp chế cũng là người kiểm tra kiểm soát việc ký kết các hợp đồng kinh tế hay quản lý công tác thành lập doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường hợp khi công ty gặp phải các vấn đề tranh chấp hay các rắc rối, họ sẽ phụ trách việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục pháp lý theo đúng trình tự pháp luật. Chuyên viên pháp chế sẽ thực hiện những việc cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của chuyên viên pháp chế còn thể hiện dưới khả năng quản lý và điều tiết các vấn đề pháp lý trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Chẳng hạn như tiến hành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền hay các hồ sơ chất lượng quan trọng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó chuyên viên pháp chế còn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các trưởng bộ phận về công tác pháp lý. Chuyên viên pháp chế giúp đảm bảo công việc được tiến hành đúng định hướng và đúng chức năng đã đăng ký kinh doanh. Với sự am hiểu luật pháp, chuyên viên pháp chế giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian giải trình trước cơ quan nhà nước khi phát sinh các vấn đề tranh chấp hay tố tụng.
Nên học pháp chế doanh nghiệp ở đâu?
Chuyên viên pháp chế là công việc cần có bằng cử nhân Luật là có thể bắt đầu làm việc. Nhưng mức lương thường thấp và cơ hội thăng tiến không cao. Khi tuyển chuyên viên pháp lý, nhà tuyển dụng sẽ thường ưu tiên những người đã qua trải nghiệm, từng va chạm với nhiều tình huống. Ngoài ra, ứng viên còn phải có chứng chỉ hành nghề luật sư.
Theo đó, nên trở thành một Luật sư trước khi trở thành một Chuyên viên pháp chế. Hãy cùng tham khảo qua các bước sau :
Bước 1 : Bạn cần thi đỗ Đại Học chuyên ngành Luật.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường có dạy ngành Luật. Mức đào tạo thường rơi vào khoảng 4 năm học.
Ở nước ta, về đào tạo ngành Luật thì có rất nhiều trường. Nổi bật nhất vẫn là 2 cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam như Đại học Luật Hà Nội (Bộ Tư Pháp) và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ngoài ra, còn rất nhiều khoa luật của các trường Đại Học khác cũng khá uy tín và đang dần khẳng định được vị thế của mình.
Bước 2 : Trở thành cử nhân chuyên ngành Luật.
Thông thường sẽ mất 4 năm để tốt nghiệp chuyên ngành Luật và có tấm bằng cử nhân. Đối với nghề Chuyên viên pháp chế, để thành công trong công việc thì nằm lòng kiến thức luật là không đủ. Bạn phải luôn cập nhật thông tin, văn bản luật trong và ngoài nước. Mọi biến động của thị trường có sự tham gia của công ty đều phải nắm bắt nhằm có sự ứng phó kịp thời, có sự tham vấn thiết thực cho nội bộ.
Để làm được điều này, mỗi chuyên viên pháp lý đã thể hiện bản lĩnh, tác phong chuyên nghiệp, năng động của một chuyên viên pháp lý đầy tiềm năng và phải tự rèn luyện nhiều tố chất như khả năng làm việc độc lập, khả năng suy luận, phân tích và cả cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng.
Đồng thời, phải tự chứng minh điều đó qua thành tích học tập của chính bản thân mình. Những Chuyên viên pháp chế giỏi thường tốt nghiệp với tấm bằng đạt loại giỏi, hoặc khá và đều sở hữu mức GPA cao, cũng như các kỹ năng làm việc thuần thục mà họ có được từ khi còn đang theo học.
Bước 3 : Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư.
Ở Việt Nam, các cử nhân sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn Học Viện Tư Pháp để làm nơi đăng ký học. (quy định hiện nay là học trong 12 tháng), nhưng bù lại thì thời gian tập sự đã được nâng lên là một 12 tháng. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp lớp đào tạo Luật Sư.
Bước 4 : Trải qua kỳ tập sự Luật Sư tại một tổ chức hành nghề Luật Sư
Sau khi trải qua lớp đào tạo thì các bạn sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ luật sư tại học viện tư pháp. Lúc này các bạn có thể làm hồ sơ tập sự tại các công ty luật hoặc văn phòng luật sư, thời gian tập là 1 năm.
Khi tập sự xong thì bước quan trọng là kiểm tra kết thúc tập sự. Đây là bước quan trọng nhất khi muốn trở thành một Luật Sư vì việc thành bại đều diễn ra vào giai đoạn này. Các bạn sẽ trải qua kỳ thi kiểm tra tập sự của Bộ Tư Pháp , nếu qua được kỳ thi này sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Đến đây thì con đường trở thành luật sư đã gần như hoàn thành.
Bước 5 : Đạt điểm tại kỳ kiểm tra sau khi kết thúc tập sự hành nghề Luật Sư
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự tại một văn phòng Luật bất kỳ, người tập sự sẽ được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. và nếu đạt điểm thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. Nếu họ không đạt điểm theo quy định thì sẽ được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.
Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng)
Bước 6 : Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư.
Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp và thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp. Đây là bước cuối cùng và khi hoàn thành thì bạn đã trở thành một Luật sư thực thụ. Khi vào một đoàn luật sư, luật sư mới sẽ phải đóng quỹ đoàn và phí luật sư trong năm đầu tiên. Có đoàn luật sư thì chi phí ít, có đoàn thì chi phí nhiều, cụ thể như đoàn luật sư Hà Nội có mức tổng chi phí khi tham gia đoàn luật sư vào khoảng 15.000.000 VNĐ (đã bao gồm phí luật sư năm đầu tiên 2.400.000 VNĐ/năm)
Bước 7 : Nộp đơn vào các công ty có tuyển dụng vị trí chuyên viên pháp chế.
Sau khi đã hoàn thành con đường Luật sư, bạn chắc chắn sẽ được ưu ái hơn khi nộp đơn vào các công ty tuyển dụng vị trí Chuyên viên pháp chế, con đường thăng tiến cũng sẽ rộng mở hơn cả. Nếu có kinh nghiệm và làm tốt, mức lương – thưởng của một Chuyên viên pháp chế sẽ dao động vào khoảng 15 triệu – 20 triệu/tháng.
Bạn đọc có thể tham khảo về thông tin liên hệ đăng ký khóa học pháp chế doanh nghiệp tại ICA, chi tiết như sau, mời bạn đọc tham khảo:
Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: [email protected]
- Liên hệ qua Facebook
- Liên hệ qua YouTube
- Liên hệ qua TikTok
Chúng tôi sẽ cam kết chất lượng đầu ra
Toàn bộ học viên sau khi hoàn thành xong khoá đào tạo pháp chế doanh nghiệp có kinh nghiệm tương đương 2, 3 năm làm việc. Nắm chắc kiến thức và hành nghề thực tiễn của một nhân viên pháp lý, pháp chế của doanh nghiệp.
- Có kỹ năng xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến mảng pháp lý, pháp chế của doanh nghiệp;
- Tự tin xin việc tại các công ty với trình độ của một nhân viên pháp chế có 2 năm kinh nghiệm;
- Trang bị đầy đủ kiến thức để trở thành chuyên viên pháp chế cho doanh nghiệp;
- Học viên có thể tự tin xử lý các công việc liên quan đến pháp chế cho doanh nghiệp;
- Học viên được cấp Chứng nhận hoàn thành khóa Đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Những lợi ích khi tham gia khoá học pháp chế doanh nghiệp mà chúng tôi đem lại:
Khi tham gia khoá học pháp chế doanh nghiệp, Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho học viên, cụ thể như:
+ Có được tầm nhìn toàn diện và nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp;
+ Được đào tạo bởi các chuyên gia, luật sư pháp chế, giám đốc pháp chế với nhiều năm kinh nghiệm hành nghề pháp chế doanh nghiệp hàng đầu cả nước;
+ Học viên được trang bị bài bản, chuyên sâu và các kỹ năng mang tính thực hành về pháp lý doanh nghiệp và nghiệp vụ pháp chế trong doanh nghiệp;
+ Hiểu được các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp;
+ Có được phương pháp tư duy nhìn nhận, xác định và dự đoán được mọi vấn đề của doanh nghiệp từ khi thành lập đến trong suốt quá trình hoạt động;
+ Kỹ năng xử lý các công việc pháp chế cơ bản một cách tự tin nhất;
+ Kỹ năng soạn thảo văn bản nội bộ doanh nghiệp;
+ Phương thức tư vấn các vấn đề của doanh nghiệp;
+ Xử lý các quan hệ với các phòng ban trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, mạng lưới pháp chế
+ Hiểu về nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp;
+ Xác định các yếu tố thành công của nghề pháp chế doanh nghiệp.
Nội dung khoá học pháp chế của chúng tôi bao gồm:
Nội dung khoá học pháp chế tại ICA bao gồm:
+ Giới thiệu tổng quan về nghề pháp chế doanh nghiệp;
+ Mục tiêu và định hướng nghề nghiệp;
+ Mô hình tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp;
+ Các yêu cầu của pháp chế doanh nghiệp;
+ Phỏng vấn, tuyển dụng pháp chế;
+ Những kỹ năng cần thiết của nhân viên pháp chế;
+ Giải quyết các tình huống thường phát sinh trong quá trình làm nghề pháp chế;
+ Thực hành giải quyết những tình huống thực tế.
+ Chia sẻ những bài học đắt giá bạn cần biết khi hành nghề pháp chế
+ Những chia sẻ từ những Giám đốc pháp chế thực chiến từ các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Những kiến thức có được sau khi kết thúc khoá học đào tạo pháp chế của Học viện pháp chế ICA
Sau khi hoàn thành chương trình khoá học đào tạo pháp chế doanh nghiệp, học viên sẽ nắm được:
+ Khả năng xử lý mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của doanh nghiệp;
+ Trang bị đầy đủ kiến thức để trở thành pháp chế doanh nghiệp sau này;
+ Nắm chắc các kiến thức và có kinh nghiệm tương đương 2, 3 năm làm việc;
+ Tự tin ứng tuyển vào các vị trí pháp chế của doanh nghiệp;
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung Năm 2023 nên học pháp chế doanh nghiệp ở đâu?. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Các doanh nghiệp sẽ đòi hòi bộ phận pháp chế phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Nắm bắt các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp
+ Có kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế
+ Có kỹ năng tư vấn pháp luật, giải thích các quy định pháp luật
+ Có kỹ năng đàm phán, thượng lượng
+ Biết xây dựng quy chế nội bộ cho doanh nghiệp
+ Giám sát việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đúng quy định pháp luật.
+ Sinh viên luật muốn tìm hiểu và có cái nhìn thực tế hơn, rõ ràng hơn về nghề pháp chế doanh nghiệp. Từ đó, ngoài việc tiếp thu các kiến thức, nghiệp vụ tại khoá học, có thể vạch định được các định hướng tốt hơn giúp phát triển bản thân trong quá trình học tập và đi làm sau này.
+ Sinh viên năm 4, cử nhân luật đã ra trường, thực tập sinh, các học viên đang tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư của học viện tư pháp đam mê theo đuổi pháp chế doanh nghiệp.
+ Sinh viên các chuyên ngành khác như: tài chính, ngân hàng, kế toán, kinh tế,…mong muốn tìm hiểu và cập nhật những kiến thức pháp luật.
+ Người mới đi làm cần được bổ sung kiến thức, nghiệp vụ để thăng tiến trong công việc.
+ Chủ doanh nghiệp, cán bộ nhân sự, cán bộ hành chính tại doanh nghiệp muốn bổ sung kiến thức pháp lý doanh nghiệp,…