Sơ đồ bài viết
Chuyên viên pháp chế đã trở thành một vị trí quen thuộc trong một công ty, doanh nghiệp. Nếu như trước đây các ngành nghề truyền thống đối với sinh viên luật đó là thư ký tòa án, kiểm sát viên hay thẩm phán… thì hiện nay ngành nghề pháp chế được chú trọng và quan tâm nhiều tới, đây cũng là một vị trí mà nhiều cử nhân luật hướng đến. Vậy khi làm công việc pháp chế cần học những gì? Bạn đọc hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.
Chuyên viên pháp chế là những ai?
Chuyên viên pháp chế (chuyên viên pháp lý) được hiểu là những người được đào tạo chuyên môn về pháp lý ở một số khu vực pháp lý nhất định, chịu trách nhiệm về các công việc hành chính, điều hành pháp lý trong bộ phận pháp chế của một tổ chức hoặc văn phòng luật.
Họ là người đại diện pháp luật của công ty, có vai trò xử lý, hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục có liên quan đến vấn đề pháp lý.
Hiểu một cách đơn giản sẽ hiểu rằng chuyên viên pháp lý là người hỗ trợ, xử lý các vấn đề có liên quan đến pháp luật của công ty theo đúng quy định. Đảm bảo sự phát triển ổn định, mạnh mẽ, thuận lợi, tránh các trường hợp kiện tụng trong quá trình hoạt động, hợp tác.
Chuyên viên pháp chế sẽ làm những công việc gì?
Dưới đây là những công việc mà chuyên viên pháp chế sẽ làm:
Phụ trách và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề pháp lý của công ty
Chuyên viên pháp lý sẽ phụ trách, chịu trách nhiệm đối với mọi vấn đề có liên quan đến pháp lý của đơn vị. Đảm nhiệm việc tham mưu, hỗ trợ tư vấn kịp thời, chính xác cho Ban giám đốc về những vấn đề pháp lý khác nhau như: quản trị tài chính doanh nghiệp, liên doanh quốc tế, luật doanh nghiệp,…
Đồng thời, chuyên viên pháp chế cũng là người chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính pháp lý, mức độ hợp pháp của mọi giao dịch kinh doanh trong công ty. Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý, thủ tục như: đăng ký nhãn hiệu, thay đổi đăng ký kinh doanh,…
Xây dựng, kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách của công ty
Chuyên viên pháp chế sẽ phối hợp với người quản lý doanh nghiệp để xây dựng các chính sách quản lý nội bộ cũng như giám sát việc triển khai, thực hiện chính sách của các thành viên trong công ty, xây dựng chiến lược phòng vệ có giá trị.
Chuyên viên pháp chế đảm nhận vai trò kiểm tra hệ thống các chính sách nội bộ để đảm bảo rằng các chính sách hiện đang được ban hành và thực hiện trong công ty là hoàn toàn phù hợp với quy định trong pháp luật hiện hành.
Chuyên viên pháp chế sẽ hỗ trợ việc thiết lập cho các bộ phận trong công ty hệ thống ISO, tham gia đánh giá các hệ thống quản lý nội bộ hiện có của công ty theo tiêu chuẩn ISO. Và tiến hành nghiên cứu, đánh giá những yếu tố rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến các quyết định, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Áp dụng những phương pháp quản trị rủi ro phù hợp để đưa ra khuyến nghị về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra. Thông qua đó, đề xuất ra những biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả.
Quản lý các vấn đề về pháp lý với các đối tượng bên ngoài công ty
Chuyên viên pháp chế liên hệ, thực hiện giao dịch với các đối tượng nằm ngoài công ty, nhằm đảm bảo giải quyết tốt các công việc do Ban giám đốc của công ty yêu cầu.
Tham gia các hoạt động tố tụng được phân công từ Ban giám đốc, nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công ty.
Đại diện công ty thực hiện việc đàm phán, trao đổi với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, gồm: các cơ quan chính quyền, tư vấn viên pháp luật ngoài doanh nghiệp,… để xây dựng lòng tin, mối quan hệ tốt. Sau đó, tiến hành xử lý các vấn đề mang tính phức tạp với các bên liên quan.
Nghiên cứu những quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động của công ty
Chuyên viên pháp chế có vai trò nghiên cứu các nghị định, thông tư, luật,… liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động. Đồng thời sẽ tiến hành việc giải thích các từ ngữ pháp lý cho mọi thành viên trong công ty sao cho đảm bảo mọi quy trình hoạt động, thủ tục của công ty đều hợp pháp.
Bên cạnh đó, chuyên viên pháp lý cần chịu trách nhiệm quản lý các hồ sơ, văn bản pháp lý cũng như giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh của đơn vị.
Soạn thảo hợp đồng, tài liệu pháp lý của công ty
Chuyên viên pháp chế thường sẽ tham gia vào việc soạn thảo các tài liệu, văn bản pháp lý và các hợp đồng, thỏa thuận để đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của công ty. Cùng với đó là chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản, hợp đồng pháp lý mà đơn vị ban hành, ký kết, tính hợp pháp của những giao dịch mà công ty thực hiện.
Chuyên viên pháp chế chịu trách nhiệm chuẩn bị những hồ sơ pháp lý cần thiết của công ty. Thực hiện kiểm tra, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các tài liệu, văn bản giao dịch, các hồ sơ pháp lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động đều đang được thực hiện theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp cùng các quy định pháp luật khác có liên quan do Nhà nước ban hành.
Cập nhật các quy định, bổ sung mới về pháp luật hiện hành
Chuyên viên pháp chế sẽ tiến hành cập nhật, nghiên cứu các kiến thức mới nhất về pháp luật như thông tư, nghị định, các thay đổi về luật,… liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động một cách thường xuyên, kịp thời cho các cấp quản lý.
Làm công việc pháp chế cần học những gì?
Tư những phân tích nêu trên có thể thấy rằng đặc thù của nghề chuyên viên pháp chế là phải tiếp xúc nhiều với pháp luật. Vì thế, để trở thành một chuyên viên pháp chế đòi hỏi bạn phải có kiến thức nền tảng về pháp luật hay nói cách khác là bạn cần học và tốt nghiệp ngành Luật. Hiện nay thì có rất nhiều trường uy tín đào tạo về Luật như: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh… Không chỉ là biết luật, chuyên viên pháp chế còn cần phải vững về tư duy vận dụng pháp luật và phải thực sự có nhiều kinh nghiệm xử lý các tình huống pháp luật cho doanh nghiệp. Vì thế, để trở thành một chuyên viên pháp chế chuyên nghiệp thì bạn cần trải qua lớp luật sư để nâng cao năng lực của bạn.
Khoá học pháp chế doanh nghiệp tại ICA
Pháp chế doanh nghiệp có vai trò xây dựng, tạo ra và vận hành theo các chính sách nội bộ của doanh nghiệp, điều tiết, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp theo những chế tại dựa trên quy định của pháp luật. Đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý an toàn. Bộ phận pháp chế giúp doanh nghiệp tránh mọi rủi ro pháp lý đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.
Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên định hướng rõ ràng về bản đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp, ngân hàng, định hình đầy đủ những khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp, ngân hàng, từ đó xác định hành trang cần thiết để phục vụ cho nghề pháp chế doanh nghiệp.
Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ pháp lý đa dạng cho học viên pháp chế và các đối tượng khác có mong muốn tìm hiểu về các kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh nói chung.
Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA:
Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: [email protected]
- Liên hệ qua Facebook
- Liên hệ qua YouTube
- Liên hệ qua TikTok
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề: “Làm công việc pháp chế cần học những gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Đối với công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định thì là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.
Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định về người làm công tác pháp chế bao gồm:
– Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
– Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
– Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.