Sơ đồ bài viết
Về nguyên tắc, hợp đồng là một loại thỏa thuận giữa các bên để mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và hợp đồng thường chỉ mang tính chất biểu thị. Thỏa thuận khung thường được sử dụng sau khi các bên gặp nhau để tìm hiểu thêm về kỹ năng và nhu cầu của nhau cũng như thống nhất về một số khía cạnh của quan hệ đối tác. Thật vậy, Thỏa thuận gốc có thể được hiểu là một thỏa thuận khung để các bên thực hiện các giao dịch tiếp theo của mình. Bạn đọc có thể tham khảo hợp đồng nguyên tắc mua bán sơn trong bài viết sau đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA.
Tải xuống hợp đồng nguyên tắc mua bán sơn
Hợp đồng nguyên tắc mua bán sơn cần có những nội dung gì?
Khi soạn thảo, rà soát hợp đồng nguyên tắc mua bán sơn cần đảm bảm co những nội dung sau đây:
- Chủ thể giao kết hợp đồng: Hợp đồng cần chi tiết thông tin để xác định chủ thể của hợp đồng, vai trò trong quy trình mua bán hàng hóa.
- Đối với hợp đồng có sự tham gia của bên bảo lãnh, bên thứ 3 thì cần xác định rõ thông tin và vai trò của các bên này trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng.
- Thỏa thuận về xác định giá mua bán hàng hàng hóa
- Thỏa thuận về phương thức đặt hàng và xác nhận đơn đặt hàng.
- Thỏa thuận về thời điểm giao nhận hàng hóa, địa điểm giao nhận hàng hóa và cách các bên thay đổi trong quá trình mua bán hàng hóa.
- Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên: Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
- Điều khoản ràng buộc trách nhiệm: Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao hàng hóa của hợp đồng.
- Thời hạn thực hiện hợp đồng: Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những văn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp: Tranh chấp có thể được đưa ra Tòa án có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết.
Trường hợp nào nên ký hợp đồng nguyên tắc?
Các bên thường ký hợp đồng nguyên tắc khi đã có thỏa thuận chung, nhưng hàng hóa/ dịch vụ chưa được xác định hoặc không muốn cụ thể hóa hoặc các bên muốn thỏa thuận nội dung đó trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải ký nhiều hợp đồng nhỏ.
Thông thường, hợp đồng nguyên tắc được sử dụng trong một số trường hợp sau đây:
- Một giao dịch chính thức chưa sẵn sàng nhưng vẫn cần có sự thỏa thuận, cam kết về dự định và điều kiện giao dịch.
- Các bên thực hiện nhiều giao dịch hoặc giao dịch giữa các bên được thực hiện trong nhiều lần nhưng các nội dung tương đối giống nhau. Khi đó, hợp đồng nguyên tắc như một bản hợp đồng chung. Sau mỗi giao dịch chỉ cần lập một phụ lục cụ thể hoặc một đơn đặt hàng.
- Khi môt bên hoặc cả hai bên cần chứng minh về sự tồn tại của mối quan hệ tin cậy giữa hai bên với bên thứ ba.
Câu hỏi thường gặp:
Hợp đồng nguyên tắc không phải là một loại hợp đồng phổ biến được liệt kê trong Bộ luật dân sự 2015 nhưng nó là một loại hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Như vậy, thư điện tử (email) chính là một hình thức thông điệp dữ liệu nên hợp đồng nguyên tắc giao kết qua email phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử hoàn toàn có giá trị pháp lý như những hợp đồng ký kết trực tiếp.
Bản thân hợp đồng nguyên tắc chưa làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ cụ thể, mà chỉ là đưa ra các tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt.
Hợp đồng nguyên tắc là một dạng hợp đồng cụ thể của hợp đồng dân sự, nên cũng phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng dân sự
Hợp đồng nguyên tắc không tồn tại độc lập và một mình. Tức là các bên không thể chỉ ký một hợp đồng nguyên tắc để xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ, mà còn cần phải có thêm những thỏa thuận khác có tính chi tiết hơn, cụ thể hơn.