Sơ đồ bài viết
Chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu là thủ tục được thực hiện khi chủ sở hữu không có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu của mình nữa. Thủ tục này sẽ được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Để thực hiện thủ tục này, hợp đồng chuyển nhượng là văn bản quan trọng mà các bên cần có. Mời bạn đọc tham khảo hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong công ty cổ phần trong bài viết dưới đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA.
Tải xuống hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong công ty cổ phần
Nội dung hợp đồng chuyển nhượng nhã hiệu
Hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó chủ sở hữu thương hiệu sẽ chuyển quyền sở hữu thương hiệu cho bên nhận chuyển nhượng.
Ngay sau khi hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, bên nhận chuyển nhượng sẽ chính thức trở thành chủ sở hữu thương hiệu này.
Theo Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nội dung chủ yếu khi soạn thảo, rà soát hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
Ngoài những nội dung cơ bản nêu trên, các bên có thể thoả thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Quy trình chuyển nhượng nhãn hiệu
Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu
Theo điểm 47.1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 18/2011/BKHCN-SHTT), để chuyển nhượng nhãn hiệu, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền thực hiện làm thủ tục, bạn phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung: Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu hoặc văn bản giải trình việc không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí (khi nộp qua dịch vụ bưu điện hoặc chuyển tiền qua tài khoản Kho bạc);
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu người nộp được doanh nghiệp ủy quyền).
Ngoài ra, đối với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên còn phải có các tài liệu sau:
- Quy định về sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận của bên nhận chuyển nhượng;
- Tài liệu nhằm chứng minh quyền của bên nhận chuyển nhượng trong việc yêu cầu đăng ký nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể.
Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
Bước 1. Ký xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hai bên nhận và chuyển nhãn hiệu sẽ thỏa thuận, xác lập và ký hợp đồng chuyển nhượng.
Bước 2. Nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu
Bên chuyển nhượng nộp 01 bộ hồ sơ để đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ. Tùy thuộc vào địa chỉ trụ sở của công ty cổ phần ở khu vực nào thì công ty có thể lựa chọn một trong ba địa điểm sau sẽ tiếp nhận hồ sơ sau:
- Hà Nội: 386 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
- Tp. Đà Nẵng: 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;
- Tp. Hồ Chí Minh: 17-19 đường Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ
Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ:
- Là đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, hiệu lực của hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu được thực thi theo quy định tại Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
- Do đó, hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ; Đồng thời, quyền sở hữu công nghiệp của bên chuyển giao chấm dứt thì hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đương nhiên chấm dứt.
Trường hợp hồ sơ còn thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ:
- Gửi thông báo bằng văn bản cho công ty cổ phần về ý định từ chối đăng ký, trong đó nêu rõ những thiếu sót trong hồ sơ và cơ sở pháp lý. Bộ yêu cầu các công ty có nhu cầu đính chính hoặc có ý kiến phản đối phải thực hiện trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo;
- Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu công ty không tiến hành/phản đối việc sửa chữa hoặc việc sửa chữa và các thông báo không hợp lệ, thỏa đáng.
Bước 4. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng
Cục sở hữu trí tuệ sẽ ghi nhận, cập nhật thông tin của chủ sở hữu mới (bên nhận chuyển nhượng) trên Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới.
Câu hỏi thường gặp:
Là đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, hiệu lực của hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu được thực thi theo quy định tại Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Do đó, hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ; Đồng thời, quyền sở hữu công nghiệp của bên chuyển giao chấm dứt thì hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đương nhiên chấm dứt.
Theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, việc chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ bao gồm những khoản phí, lệ phí sau:
Phí công bố Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu: 120.000 đồng;
Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền nhãn hiệu (cho mỗi đối tượng): 230.000 đồng;
Phí đăng bạ Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu: 120.000 đồng;
Phí thẩm định đơn trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận: 550.000 đồng;
Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết (mỗi đối tượng): 600.000 đồng.