fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Giấy tờ chứng minh một người đã chết là gì?

Một người khi mất đi sẽ được chứng minh việc đã mất bằng cách tổ chức đám tang. Đây được coi là thông báo của gia đình đến với những người xung quanh. Nhưng việc này không chứng minh một người đã mất trên khía cạnh pháp luật. Vậy điều gì sẽ chứng minh một người đã mất trên khía cạnh pháp luật? Để chứng minh điều này bạn cần thực hiện thủ tục khai tử. Đây là một thủ tục hành chính đơn giản thực hiện sau khi có một người mất đi. Về quy định cụ thể hãy tham khảo bài viết “Giấy tờ chứng minh một người đã chết là gì? ” dưới đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA.

Giấy tờ chứng minh một người đã chết là gì?

Khi một người mất đi sẽ cần có thông báo cho những người xung quanh và thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của người này. Thủ tục này theo quy định của pháp luật được gọi là thủ tục khai tử. Về quy định cụ thể hãy tham khảo thông tin sau:

Giấy chứng tử là một loại giấy tờ hộ tịch ghi nhận việc một người là đã chết do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho thân nhân, người đại diện hoặc các cá nhân, tổ chức có liên quan. Nội dung giấy chứng tử xác định các thông tin về người chết như: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; nơi chết; nguyên nhân chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.

Khi một người qua đời, thân nhân hoặc người đại diện của người này sẽ có nghĩa vụ thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú để tiến hành thủ tục đăng ký khai tử; kết quả của thủ tục đăng ký khai tử này là Giấy chứng tử.

Giấy chứng tử là căn cứ được dùng để xác nhận một người đã chết và thời điểm chứng tử cũng chính là thời điểm chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó bao gồm: Xác định thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế; Xác định tài sản chung vợ chồng; Giải quyết chế độ tử tuất; Xác nhận tình trạng độc thân khi muốn đăng ký kết hôn với người khác…

Thẩm quyền cấp giấy báo tử và giấy tờ khác thay giấy báo tử?

Giấy báo tử hay giấy chứng tử sẽ là giấy tờ được cơ quan nhà nước thường là cơ quan địa phương nơi có người mất thực hiện đăng ký và xác nhận. Thẩm quyền cấp giấy báo tử có thể thuộc về nhiều người khác nhau. Thông tin cụ thể hãy tham khảo ở dưới đây:

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

– Trường hợp người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;

– Trường hợp người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;

– Trường hợp người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;

Giấy tờ chứng minh một người đã chết là gì?
Giấy tờ chứng minh một người đã chết là gì?

– Trường hợp người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;

– Trường hợp người chết không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP, người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết trong trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.

Khi người dân cung cấp các giấy tờ, tài liệu thay thế giấy chứng tử Uỷ ban nhân dân cấp xã cần xác minh các căn cứ, chứng cứ có liên quan đến việc để làm cơ sở cho việc cấp Giấy báo tử theo đúng quy định và làm thủ tục đăng ký khai tử theo quy định.

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử nếu người yêu cầu đăng ký khai tử không có một trong các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh theo quy định hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh.

Giấy tờ thay giấy chứng tử chứng minh một người đã chết?

Có nhiều loại giấy tờ có thể thay thế giấy chứng tử chứng minh một người đã chết. Nếu bạn muốn chứng minh một người đã chết mà không có giấy chứng tử thì bạn có thể tham khảo những giấy tờ mà chúng tôi liệt kê ở dưới đây:

Bản trích lục khai tử:

Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 về thủ tục đăng ký khai tử quy định: công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, đồng thời ký tên vào Sổ hộ tịch cùng người đi khai tử và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.

Như vậy, sau khi làm thủ tục đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp bản trích lục khai tử cho người đi đăng ký khai tử thay vì cấp Giấy chứng tử như trước đây.

Theo đó, bản trích lục khai tử có các thông tin về đăng ký khai tử của một người ở trong Sổ hộ tịch do đó bản trích lục khai tử có giá trị pháp lý tương đương Giấy chứng tử và được xem như “bản sao” của Giấy chứng tử.

Ngoài ra, còn có một số loại giấy tờ khác có thể thay thế giấy chứng tử. Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:

Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Đối với những trường hợp chết tại nhà; chết trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc hoặc thiên tai, lũ lụt; chết đã quá lâu; hoặc không rõ chết nơi nào… và thân nhân của người chết không thực hiện đăng ký khai tử và cũng không có lưu giữ được bất cứ giấy tờ chứng minh nào để chứng minh sự kiện chết, điều này dẫn đến cơ quan có thẩm quyền rất khó để đăng ký khai tử vì không có đủ căn cứ chứng minh sự kiện chết.

Nếu gặp trường hợp này, thì người yêu cầu công chứng có thể cung cấp các giấy tờ thay thế nào khác để chứng minh người đó đã chết; thời điểm chết của người đó cho công chứng viên? Dưới đây là các giấy tờ thay thế giấy chứng tử được áp dụng trong thực tế.

Đơn xác nhận việc tử được Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xác nhận:

Người thân của người chết sẽ trình bày các nội dung của đơn xác nhận việc tử các thông tin về thời gian, địa điểm, chết và cam đoan lời khai của mình là đúng sự thật; nếu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xác minh được thông tin về việc tử trong đơn là đúng thì sẽ xác nhận nội dung  trong đơn là đúng sự thật.

Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp yêu cầu đăng ký khai tử cho người chết đã quá lâu, dẫn tới việc cơ quan hộ tịch không có căn cứ để xác minh, giải quyết; nhưng cũng không có cơ sở để từ chối và né tránh bằng cách chứng thực chữ ký hoặc xác nhận những nội dung không liên quan đến sự kiện tử trong đơn yêu cầu xác nhận việc tử. Việc chứng thực chữ ký trong văn bản có nội dung trình bày đề nghị xác nhận một người là đã chết thì không có giá trị xác nhận một người là đã chết.

Lý lịch đảng viên có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

Lý lịch đảng viên có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là giấy tờ có tính an toàn pháp lý cao bởi lẽ thủ tục xem xét kết nạp Đảng rất chặt chẽ, việc kê khai phải rõ ràng, đầy đủ, trung thực. Ngoài việc phải kê khai lý lịch của bản thân của người xin vào Đảng mà còn phải kê  của những người thân thích như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột, ông bà nội ngoại của người đó.

Vì vậy, người xin kết nạp Đảng phải kê khai tất cả thông tin về người thân mình bao gồm việc chết và mất tích của người thân, thông tin về thời gian, địa điểm chết của người đó. Trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu lý lịch phải được thẩm tra, xác minh bởi cơ quan có thẩm quyền. Công chứng viên có thể căn cứ vào giấy tờ này để xác định một người là đã chết do những tình tiết trong lý lịch đã được các cơ quan, tổ chức điều tra xác minh đúng sự thật.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào có quyền xin trích lục khai tử?

Hiện nay, Luật Hộ tịch 2014 hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể về việc người có quyền yêu cầu cấp trích lục khai tử.
Tuy nhiên, có thể căn cứ vào các quy định sau để xác định người có quyền yêu cầu, cụ thể như sau:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Luật Hộ tịch năm 2014 về thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử:
Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Hộ tịch năm 2014 về thủ tục đăng ký khai tử:
Thủ tục đăng ký khai tử

Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
Như vậy, kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử.
Đồng thời, những đối tượng này cũng là người có quyền xin cấp trích lục khai tử.

Cách ghi Trích lục khai tử, Sổ đăng ký khai tử như thế nào?

Đối chiếu với quy định tại Điều 34 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì cách ghi Trích lục khai tử, Sổ đăng ký khai tử như sau:
(i) Mục “Đã chết vào lúc” được ghi theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, trong đó ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm chết bằng số và bằng chữ; trường hợp không rõ giờ, phút thì để trống.
(ii) Mục “Nơi chết” ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi có trụ sở cơ sở y tế trong trường hợp chết tại cơ sở y tế.
Trường hợp chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, chết tại trại giam, trại tạm giam, nơi thi hành án tử hình, tại trụ sở cơ quan, tổ chức hoặc không xác định được nơi chết thì ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết.
(iii) Mục Nguyên nhân chết trong Sổ đăng ký khai tử được ghi theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; trường hợp không có giấy tờ này hoặc chưa xác định được thì để trống.
(iv) Phần ghi về Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử phải ghi rõ tên giấy tờ; số, ngày, tháng, năm cấp; cơ quan, tổ chức cấp. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký khai tử đồng thời có trách nhiệm cấp Giấy báo tử thì không thực hiện cấp Giấy báo tử; mục Giấy báo tử trong Trích lục khai tử và Sổ đăng ký khai tử để trống.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết