fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Giấy phép xuất bản bản tin

Ngày nay, ngành công nghiệp xuất bản tiếp tục phát triển và ngành xuất bản không bị loại trừ khỏi vòng quay này. Các thành phẩm ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng. Trước khi tái bản tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Nội dung được gửi để xuất bản phải phù hợp với chính sách, mục đích, vai trò và trách nhiệm của nhà xuất bản. Để thực hiện xuất bản cần xin giấy phép xuất bản bản tin. Sau đây, Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ giới thiệu đến bạn đọc giấy phép này.

Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin

Điều kiện cấp giấy phép xuất bản bản tin

Theo quy định tại khoản 2, điều 34 Luật báo chí, điều kiện cấp giấy phép xuất bản bản tin bao gồm:

  • Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin;
  • Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản bản tin;
  • Xác định rõ tên bản tin, Mục đích xuất bản và nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in;
  • Có địa Điểm làm việc chính thức và các Điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản bản tin.

Hồ sơ cấp giấy phép xuất bản bản tin

Về hồ sơ xin giấy phép, tại điều 18 thông tư 41/2020/TT-BTTTT có nêu rõ:

Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản bản tin gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan báo chí (đối với cơ quan, tổ chức ở trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được ủy quyền (đối với cơ quan tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin bao gồm:

  • Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin theo Mẫu số 10
  • Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin
  • Mẫu trình bày tên gọi bản tin có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với tên gọi bản tin thể hiện bằng tiếng nước ngoài).
Giấy phép xuất bản bản tin

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin

Các cơ quan ban ngành Trung ương; Cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ xin phép trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ xin phép trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản bản tin gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan báo chí (đối với cơ quan, tổ chức ở trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được ủy quyền (đối với cơ quan tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

Câu hỏi thường gặp:

Có được quảng cáo trên xuất bản phẩm hay không?

Căn cứ theo Điều 30 Luật Xuất bản 2012 quy định quảng cáo trên các ấn phẩm như sau:
Không quảng cáo trên bản đồ hành chính.
Quảng cáo trên lịch khối phải tuân thủ các quy tắc sau:
Diện tích quảng cáo không quá 20% diện tích mỗi tờ lịch; nội dung, hình ảnh quảng cáo phải phù hợp với thuần phong, mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam và các quy định khác của Luật Quảng cáo;
Không quảng cáo trên lịch in có các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
Quảng cáo trên xuất bản phẩm không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải tuân theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung như thế nào?

Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, thù hận giữa các quốc gia, dân tộc các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư và bí mật khác do pháp luật quy định;
Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; có biểu hiện thiếu tôn trọng hoặc lạm dụng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết