fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Giấy phép công bố lưu hành sản phẩm

Việc xin giấy phép công bố lưu hành sản phẩm là một bước quan trọng và cần thiết để đảm bảo chất lượng, an toàn và tuân thủ các quy định của sản phẩm trước khi nó được phân phối và sử dụng. Việc tuân thủ quy định và có giấy phép phù hợp không chỉ đảm bảo an toàn và tin cậy cho người tiêu dùng mà còn xây dựng niềm tin và uy tín cho sản phẩm và doanh nghiệp. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về mẫu giấy trong bài viết dưới đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Điều kiện cấp giấy phép công bố lưu hành sản phẩm

Giấy phép công bố lưu hành sản phẩm yêu cầu nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cho sản phẩm đó. Qua quá trình kiểm tra và xác nhận, cơ quan chức năng đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chất lượng, an toàn và hiệu suất cần thiết để đảm bảo sự an toàn và tin cậy cho người tiêu dùng.

Khi xin giấy phép lưu hành sản phẩm, bạn cần tuân thủ những điều kiện sau:

  • Hàng hoá xuất nhập khẩu phải kèm theo giấy phép của Bộ Ngành có liên quan.
  • Kiểm dịch an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn quy chuẩn về chất lượng của các cơ quan có thẩm quyền trước khi được thông quan xuất nhập khẩu hàng hoá là điều kiện bắt buộc.
  • Sản phẩm hàng hóa muốn xuất nhập khẩu nhất định không thuộc danh sách cấm xuất nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.

Quy trình xin giấy phép công bố lưu hành sản phẩm

Việc xin giấy phép công bố lưu hành sản phẩm đảm bảo rằng sản phẩm đã qua kiểm tra và đánh giá để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng sẽ đánh giá tiềm năng rủi ro và xác định các biện pháp an toàn cần thiết để bảo vệ người sử dụng. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm được phân phối và sử dụng không gây hại cho sức khỏe và an toàn của người dùng.

Thành phần hồ sơ

Theo quy định pháp luật Việt Nam, hồ sơ cấp giấy phép lưu hành sản phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ.
  • Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bản công bố hợp quy đối với sản phẩm; hàng hóa kèm theo cách thể hiện; (trên nhãn hàng hoá hoặc trên bao bì hàng hoá hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá)
  • Giấy chứng nhận vệ sinh An toàn thực phẩm đối với sản phẩm là thực phẩm.
  • Các giấy tờ khác tuỳ thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS.

Trình tự thủ tục

Bước 1. Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm.

Bước 2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do, cơ quan cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Giấy phép công bố lưu hành sản phẩm
Giấy phép công bố lưu hành sản phẩm

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với Giấy chứng nhận lưu hành tự do đã cấp trước đó.

Số lượng Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân.

Lưu ý: Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
  • Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép công bố lưu hành sản phẩm

Giấy phép công bố lưu hành sản phẩm đòi hỏi các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật được đề ra bởi cơ quan chức năng. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu pháp lý và kỹ thuật, như chứng nhận chất lượng, đánh giá an toàn, và tuân thủ các quy định về nhãn mác và quảng cáo.

Thẩm quyền cấp và quản lý giấy phép lưu hành sản phẩm được phân theo loại sản phẩm. Cụ thể như sau:

  • Bộ Y tế: Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; Thuốc, mỹ phẩm; Trang thiết bị y tế.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giống cây trồng, giống vật nuôi; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi; Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; Dụng cụ đánh bắt thủy sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thủy sản.
  • Bộ Giao thông vận tải: Các loại phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải.
  • Bộ Xây dựng: Vật liệu xây dựng.
  • Bộ Công Thương: Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật; Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan nêu tại Phụ lục này.
  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động; Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật.
  • Bộ Thông tin và Truyền thông: Sản phẩm báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; Thiết bị viễn thông; Sản phẩm, bưu chính, viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin; Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tài nguyên, khoáng sản; Đo đạc bản đồ.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên; Thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Ấn phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật; Trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao.
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.
  • Bộ Quốc phòng: Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
  • Bộ Công an: Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ: Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hóa khác.

Câu hỏi thường gặp:

Lệ phí cấp giấy phép công bố lưu hành sản phẩm?

Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phí xin giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với thực phẩm xuất khẩu là 1.000.000 đồng/ lần/giấy chứng nhận

Thời gian cấp giấy phép lưu hành sản phẩm là bao lâu?

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do, cơ quan cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết