Sơ đồ bài viết
Hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau được thành lập, nhìn chung thì việc đăng ký thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, tác động đến mọi mặt của cuộc sống. Việc thành lập doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi ích, kinh tế cho nhà nước mà còn mang ý nghĩa đảm bảo trật tự quản lý cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khi tham gia kinh doanh. Hiện nay, loại hình doanh nghiệp được quan tâm nhiều, không thể không nói đến là doanh nghiệp tư nhân. Vậy doanh nghiệp tư nhân có được ký hợp đồng hay không? Học viện đào tạo pháp chế ICA kính mời quý bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để nắm được quy định về vấn đề này nhé!
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp như thế nào?
Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về các dấu hiệu nhận diện doanh nghiệp tư nhân như sau:
Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Theo đó, doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp nên giống như những doanh nghiệp kinh doanh khác, doanh nghiệp tư nhân là tổ chức có tên riêng được nhà nước thừa nhận thông qua việc nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; mục đích của doanh nghiệp tư nhân là thường xuyên, liên tục thực hiện hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.
Doanh nghiệp tư nhân có được ký hợp đồng hay không?
Theo quy định hiện nay, có thể thấy rằng doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, thành lập và làm chủ có nghĩa là doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ. Tất cả các cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân trừ những cá nhân không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định.
Doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của một chủ, đặc điểm này sẽ phân biệt doanh nghiệp tư nhân với những loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhiều chủ như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên.
Với tính chất là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ nên toàn bộ vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân (chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân) đầu tư. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư và phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân như vậy, bởi vì chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chia sẻ quyền năng “định đoạt, sử dụng” doanh nghiệp tư nhân với bất kì tổ chức, cá nhân nào. Toàn bộ các quyền năng trong khuôn khổ quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp tư nhân chỉ do chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định vì chủ doanh nghiệp tư nhân là cá nhân duy nhất đầu tư toàn bộ vốn để hình thành doanh nghiệp tư nhân. vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân có bản chất tương tự như vốn điều lệ của công ty. Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp giống như quyền của chủ sở hữu (cổ đông, các thành viên) đối với công ty.
Bên cạnh đó, theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
– Được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan;
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Như phân tích quy định pháp luật nêu trên, khi nhận diện doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đầu tư vốn và làm chủ. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền sở hữu tài sản đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân.
Như vậy về mặt logic thì Doanh nghiệp tư nhân là chủ thể để ký kết các hợp đồng kinh doanh thương mại.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có được quyết định mọi hoạt động hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Quản lý doanh nghiệp tư nhân
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Vốn và tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân có cần phải ghi chép lại hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Theo đó, toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên vốn và tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân mà được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi, bạn đọc đã có thể nắm bắt được quy định pháp luật về vấn đề Doanh nghiệp tư nhân có được ký hợp đồng hay không?. Nếu như bạn đọc cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người hơn nhé! Cảm ơn bạn đã lựa chọn chúng tôi.
Câu hỏi thường gặp
+ Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
+ Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Căn cứ theo Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc quản lý doanh nghiệp tư nhân như sau:
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân;
Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho dù chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Theo khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:”Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.”
Theo đó, chỉ trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân xuất cảnh khỏi Việt Nam mới có thể ủy quyền cho người khác làm người đại diện theo pháp luật.