Sơ đồ bài viết
Công việc của công chứng viên gồm những gì? Công chứng viên đảm nhận vai trò quan trọng trong việc xác thực và hợp pháp hóa các hợp đồng, giao dịch dân sự và các văn bản khác. Họ chịu trách nhiệm kiểm tra, xác minh tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu, giúp hai bên trong giao dịch thực hiện các thủ tục nhanh chóng và hợp lệ. Ngoài ra, công chứng viên còn tư vấn pháp lý, soạn thảo hợp đồng, hỗ trợ thẩm phán, và thậm chí có thể làm giám hộ hoặc quản lý tài sản cho những người không có nơi nương tựa, đảm bảo quyền lợi và an toàn cho khách hàng trong mọi giao dịch pháp lý.
Nhiệm vụ của công chứng viên là gì?
Theo quy định pháp luật của một số quốc gia như Tây Ban Nha, Pháp, Trung Quốc, công chứng viên có nhiệm vụ cung cấp bằng chứng, tư vấn, hòa giải, lập văn bản và thu thuế. Điều này làm cho phạm vi hoạt động của công chứng viên khá rộng so với nhiều công chức khác. Tuy nhiên, công chứng viên không được phép bào chữa trong các vụ kiện để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động của họ.
Với những chức năng và nhiệm vụ đặc biệt này, công chứng viên được xem như “thẩm phán hợp đồng” hay “bác sĩ tài sản”, và phải đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe do nhà nước đặt ra. Điều này tạo lập một vị trí xứng đáng và uy tín cho công chứng viên trong xã hội.
Mặc dù Luật Công chứng 2014 của Việt Nam không quy định cụ thể về nhiệm vụ của công chứng viên, nhưng theo khoản 1 Điều 2 của luật này, công chứng được hiểu là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản và bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại. Cụ thể, nhiệm vụ của công chứng viên bao gồm:
- Chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng và giao dịch dân sự khác bằng văn bản.
- Chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, và không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ và văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại.
- Chứng nhận các loại giấy tờ và văn bản khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
Những nhiệm vụ này đảm bảo rằng các văn bản và giao dịch được thực hiện đúng pháp luật và có tính pháp lý cao.
Công việc thường ngày của một Công chứng viên
Công việc thường ngày của một công chứng viên
Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Tiếp nhận, giải quyết và thực hiện các hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực từ khách hàng.
Chứng nhận hợp đồng và giao dịch:
- Thực hiện chứng nhận các hợp đồng giao dịch kinh doanh hợp pháp, xử lý văn bản giấy tờ theo quy định của pháp luật.
- Giúp khách hàng giải quyết thủ tục nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.
Soạn thảo hợp đồng và văn bản: Soạn thảo hợp đồng và văn bản theo quy định và các nhiệm vụ do Tòa án nhân dân giao phó.
Tư vấn và trợ giúp pháp lý:
- Tư vấn và trợ giúp khách hàng về các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự và thủ tục đất đai.
- Hướng dẫn khách hàng về các quyền lợi hợp pháp mà họ được hưởng.
Giám định và hỗ trợ thẩm phán: Thực hiện giám định và hỗ trợ thẩm phán theo quy định và trách nhiệm quyền hạn của mình.
Giám hộ và quản lý tài sản: Đảm nhận vai trò người giám hộ và quản lý tài sản cho khách hàng không có nơi nương tựa, bảo vệ họ khỏi các nguy hiểm tiềm tàng trong xã hội.
Hỗ trợ tài chính: Giúp khách hàng vay vốn, chuyển vốn đầu tư, lập bảng kê khai hoặc kế thừa tài sản một cách chính xác.
Công việc văn phòng: Thực hiện các công việc văn phòng liên quan khác theo yêu cầu.
Công việc của công chứng viên không chỉ đòi hỏi kiến thức pháp lý vững chắc mà còn cần kỹ năng tư vấn, giải quyết vấn đề và quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.
Nơi làm việc của Công chứng viên
Phạm vi hoạt động của công chứng viên trải rộng khắp cả nước, với các môi trường làm việc đa dạng:
Văn phòng công chứng: Công chứng viên có thể hành nghề tại các văn phòng công chứng tư nhân.
Tổ chức công chứng nhà nước: Làm việc tại các tổ chức công chứng thuộc nhà nước, nơi cung cấp dịch vụ công chứng cho cộng đồng.
Cơ quan tư pháp và hành chính:
- Làm việc tại các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trung ương.
- Làm việc tại Ủy ban nhân dân thành phố, tỉnh, huyện.
Theo quy định, công chứng viên chỉ được phép hành nghề tại một địa chỉ công chứng duy nhất. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang làm công chứng viên tại một văn phòng công chứng, bạn không thể đồng thời hành nghề tại một văn phòng công chứng khác với cùng chức danh.
Mời bạn xem thêm:
- Điều kiện trở thành quản tài viên năm 2024
- Học công chứng viên bao lâu?
- Điều kiện trở thành công chứng viên năm 2024
Câu hỏi thường gặp:
Đối với một Cử nhân Luật thông thường sẽ mất tầm 7 năm để có thể trở thành một Công chứng viên:
Thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức.
Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
Thời gian này có thể được rút ngắn nếu cử nhân Luật có thể kết hợp thời gian công tác và thời gian học tập nhưng ít nhất là 05 năm.
Công chứng viên sẽ được chi trả các mức lương phù hợp theo thoả thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động tuy nhiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng