fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Hình sự 1 là tài liệu không thể thiếu dành cho sinh viên luật và những người đang chuẩn bị cho các kỳ thi về luật hình sự. Bộ câu hỏi này không chỉ giúp bạn củng cố kiến thức, mà còn rèn luyện kỹ năng phân tích, tư duy pháp lý qua các câu hỏi đa dạng và sát thực tế. Với các đáp án chi tiết kèm theo, bạn sẽ tự tin hơn trong việc nắm vững nội dung môn học và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự 1

Câu 1: Luật hình sự là gì? 

A. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

C. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy

D. Cả a, b, c đúng

Câu 2: Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là gì? 

A. Phương pháp thỏa thuận 

B. Phương pháp mệnh lệnh 

C. Phương pháp quyền uy 

D. Cả a, b, c đúng

Câu 3: Hành vi phạm tội nào không phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam sau đây? 

A. Hành vi phạm tội bắt đầu trên lãnh thổ Việt Nam

B. Hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam

C. Hành vi phạm tội kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam

D. Hành vi phạm tội không thuộc một trong các trường hợp a, b, c nêu trên

Câu 4: Nhận định nào dưới đây về luật hình sự không đúng? 

A. Là một văn bản trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

C. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

D. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự 1
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự 1

Câu 5: Luật hình sự có những nguyên tắc nào dưới đây?

A. Nguyên tắc pháp chế XHCN 

B. Nguyên tắc dân chủ XHCN 

C. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự 

D. Cả a, b, c đúng

Câu 6: Đối tượng điều chỉnh của LHS là

a. QHXH phát sinh khi tội phạm xảy ra

b. QHXH được LHS bảo vệ

c. Lợi ích của Nhà nước

d. Lợi ích của người bị tội phạm xâm hại

Câu 7: Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự là gì

a. Phương pháp thỏa thuận

b. Phương pháp quyền uy

c. Phương pháp mệnh lệnh

d. Cả a,b,c đúng

Câu 8: Luật hình sự là gì

a. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

c. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định những hình phạt đối với những tội phạm ấy.

d. Cả a,b,c đúng.

Câu 9: Nhận định nào dưới đây về Luật hình sự không đúng

a. Là một văn bản trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành.

d. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm đồng thời quy định những hình phạt đối với những tội phạm ấy.

Câu 10: Luật hình sự có những nguyên tắc nào dưới đây

a. Nguyên tắc pháp chế của Luật hình sự

b. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

c. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự.

d. Cả a,b,c đúng.

Câu 11: Sự khác nhau căn bản giữa ngành LHS và ngành LHC là ở

a. Đối tượng điều chỉnh

b. Phương pháp điều chỉnh

c. Chế tài xử lý.

d. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

Câu 12: Nguồn luật hình sự là khái niệm dùng để chỉ

a. Bộ luật hình sự hoàn chỉnh

b. Ngành luật hình sự

c. Khoa học luật hình sự

d. Môn học “Luật hình sự Việt Nam”

Câu 13: Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, Bộ luật hình sự Việt Nam có cấu tạo về mặt hình thức như thế nào?

a. Điểm – Điều – Khoản – Chương – (Mục)

b. Điểm – Khoản – Điều – (Mục) – Chương

c. Khoản – Điểm – Điều – (Mục) – Chương

d. Chương – (Mục) – Điều – Khoản – Điểm

Câu 14: Tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, nếu tội phạm ấy:

a. Bắt đầu ở Việt Nam và kết thúc ở ngoài Việt Nam.

b. Bắt đầu ở ngoài Việt Nam và kết thúc ở Việt Nam

c. Bắt đầu ở Việt Nam và kết thúc ở Việt Nam.

d. Tất cả các phương án nêu trên

Câu 15: Đối tượng tác động của tội phạm là:

a. Quy phạm pháp luật hình sự

b. Quan hệ xã hội

c. Quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ

d. Bộ phận của khách thể

Khám phá ngay khóa học tìm hiểu môn Luật Hình sự 1 online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm vững những kiến thức cơ bản và quan trọng về luật hình sự. Được dẫn dắt bởi các giảng viên hàng đầu, khóa học cung cấp nội dung phong phú, dễ hiểu, kèm theo các bài tập thực hành sát với thực tế. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn nâng cao kiến thức và chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. Hãy đăng ký ngay hôm nay để không bỏ lỡ cơ hội học tập này!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Tính trái pháp luật hình sự của tội phạm không phải là đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của tội phạm?

Luật hình sự Việt Nam coi tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất mà chỉ là dấu hiện biểu hiện về mặt hình thức pháp lí của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội – dấu hiệu cơ bản của tội phạm.

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm ngây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức hình phạt cao nhất của tội ấy là đến ba năm tù?

Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự, các nhóm tội phạm sau đây được định nghĩa như sau: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”.

Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

Theo Khoản 3 điều 8 Bộ luật hình sự Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tự, tự chung thân hoặc tử hình.
Theo Điều 93 Bộ luật hình sự, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1, thì bị phạt tự từ mười hai năm đến hai mươi năm, tự chung thân hoặc tử hình.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết