fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật dân sự 2

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Dân sự 2 là tài liệu không thể thiếu cho những ai đang học tập và nghiên cứu về luật dân sự. Với các câu hỏi được thiết kế sát với chương trình học, kèm theo đáp án chi tiết, tài liệu này giúp bạn ôn luyện hiệu quả, củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi. Sở hữu bộ câu hỏi này, bạn sẽ nắm vững các quy định, nguyên tắc và cách áp dụng luật dân sự vào thực tiễn một cách chính xác.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật dân sự 2

Câu 1: Chủ sở hữu tài sản có các nghĩa vụ nào sau đây:

A. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường; bảo vệ tính mạng cho người khác; Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hộ; Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng; nghĩa vụ.

B. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường; Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hộ; Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

C. Các nghĩa vụ trên.

Câu 2: Chiếm hữu là gì?

A. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ.

B. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp đối với tài sản đó.

C. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu trực tiếp và chiếm hữu gián tiếp.

B. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

C. Chiếm hữu là chiếm giữ hoặc chi phối tài sản một cách gián tiếp.

Câu 4: Người chiếm hữu phải chứng minh việc chiếm hữu của mình là ngay Ntình khi có yêu cầu.

A. Đúng

B. Sai

C. Còn tùy trường hợp

Câu 5: Quyền dân sự có thể bị hạn chế?

A. Quyền dân sự không bị hạn chế

B. Có thể bị hạn chế khi có yêu cầu người khác

C. Quyền dân sự bị hạn chế trong một số trường hợp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật dân sự 2
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật dân sự 2

Câu 6: Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo hành.

A. Đúng

B. Sai

Câu 7: Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán.

A. Đúng

B. Sai

Câu 8: Bên bán phải chịu các chi phí về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán cho bên mua.

A. Đúng

B. Sai

Câu 9: Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá.

A. Đúng

B. Sai

Câu 10: Người mua đấu giá phải nộp tiền dặt cọc mới được tham gia đấu giá.

A. Đúng

B. Sai

Câu 11: Đối tượng của nghĩa vụ là?

A. Là nghĩa vụ phải thực hiện.
B. Là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
C. Là công việc sẽ thực hiện.
D. Là chế tài phải thực hiện.

Câu 12: Tài sản bảo đảm phải:

A. Giá trị của tài sản bảo đảm phải nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

B, Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

C. Giá trị của tài sản bảo đảm phải luôn lớn hơn hoặc bằng nghĩa vụ được bảo đảm.

D. Giá trị của tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm.

    Câu 13: Nếu không có thỏa thuận khác hoặc luật khác không có quy định thì Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực …

    A. Từ khi có đề nghị giao kết hợp đồng.
    B. Từ khi phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.
    C. Từ thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
    D. Từ thời điểm giao kết.

    Câu 14: Trường hợp nào sau đây không làm chấm dứt thế chấp?

    A. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc tài sản thế chấp đã được xử lý.
    B. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
    C. Người thế chấp đã chết.
    D. Theo thỏa thuận của các bên.

    Câu 15: Lỗi cố ý trong trách nhiệm dân sự là?

    A. Trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
    B. Trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây thiệt hại hoặc không gây thiện hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
    C. Trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện nhưng không mong muốn thiệt hại xảy ra.

    Tham gia ngay khóa học tìm hiểu môn Luật Dân sự 2 online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nâng cao kiến thức và hiểu sâu hơn về luật dân sự. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết qua các bài giảng dễ hiểu, thực hành với các tình huống thực tế và tự tin hoàn thành các bài kiểm tra. Đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này! Đăng ký ngay hôm nay để bắt đầu hành trình học tập của bạn.

    Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-2?ref=lnpc

    Mời bạn xem thêm:

    Câu hỏi thường gặp:

    Phân biệt vật quyền và trái quyền?

    Vật quyền:
    – Vật quyền thực chất là quyền trên vật. Một người có tài sản thì có quyền trên vật hay cách khác gọi là quyền sở hữu. Quyền trên tài sản của mình gọi là quyền sở hữu. Quyền trên tài sản của người khác thì gọi là các loại vật quyền khác. “Ví dụ, tôi mua một miếng đất, thì tôi có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt miếng đất đó (gọi là vật quyền)
    Trái quyền:
    – Trái quyền là quyền của một người được yêu cầu người khác phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định và chỉ qua hành vi của người đó thì quyền và lợi ích của người có quyền mới được đáp ứng.
    Trọng tâm điều chỉnh. Trong vật quyền, thì trọng tâm điều chỉnh pháp luật là việc quy định cho người chủ tài sản có những quyền gì đối với vật, đối với vật quyền thì anh có quyền gì. Còn với trái quyền, trọng tâm điều chỉnh là bắt anh phải làm những cái gì vì lợi ích hợp pháp của người khác

    Phân tích đặc điểm tài sản hữu hình?

    Dưới góc độ pháp lí, một vật có thực của thế giới vật chất chỉ trở thành tài sản nếu nó được sở hữu hoặc có thể sở hữu được. Để có thể được sở hữu, vật với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự.
    Đặc điểm:
    – Nhận biết được bằng giác quan tiếp xúc.
    – Dễ dàng định giá

    Phân tích đặc điểm tài sản vô hình?

    -Tài sản vô hình là tài sản không có hình dáng vật chất, không nhìn thấy được, không cầm nắm được. Thực chất, tài sản vô hình chính là các quyền tài sản, bao gồm quyền tài sản trên một tài sản hữu hình hay còn gọi là vật quyền hoặc có thể trên một tài sản vô hình khác và các trái quyền trị giá được bằng tiền.
    Điều 181 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định quyền tài sản gồm hai yếu tố: quyền đó phải trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản gồm 3 loại:
    -Quyền đối vật (vật quyền)
    -Vật quyền chính yếu : quyền sở hữu tài sản và các quyền năng của quyền sở hữu như quyền sử dụng, quyền hưởng hoa lợi, quyền địa dịch.
    -Vật quyền phụ : quyền đối với một tài sản là đối tượng nhằm bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ nào đó, quyền đc hưởng các biện pháp cầm cố, thế chấp đối với tài sản cầm cố thế chấp.

    Đánh giá bài viết

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết liên quan

    .
    .
    .
    Sơ đồ bài viết