fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự 2

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự 2 là tài liệu hữu ích dành cho sinh viên luật và những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Bộ câu hỏi được xây dựng nhằm giúp người học ôn tập, củng cố kiến thức và nắm vững các nguyên tắc, quy định trong Luật hình sự. Với nội dung phong phú và đa dạng, tài liệu này sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi và bài kiểm tra liên quan đến môn học.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự 2

Câu 1. Điều kiện nào sau đây là điều kiện của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

A. Hành vi phạm tội chưa gây ra thiệt hại

B. Việc chấm dứt không thực hiện tội phạm phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành

C. Không thực hiện tội phạm đến cùng vì nạn nhân chống trả

D. Hành vi phạm tội đã gặp phải trở ngại khách quan

Câu 2. Hãy xác định thời điểm tội phạm hoàn thành đối với tội có cấu thành tội phạm hình thức?

A. Khi có hậu quả xảy ra

B. Khi người phạm tội chấm dứt hành vi phạm tội

C. Khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội

D. Cả a, b, c đúng

Câu 3: Luật hình sự là gì? 

A. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

C. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy

D. Cả a, b, c đúng

Câu 4: Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là gì? 

A. Phương pháp thỏa thuận 

B. Phương pháp mệnh lệnh 

C. Phương pháp quyền uy 

D. Cả a, b, c đúng

Câu 5: Hành vi phạm tội nào không phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam sau đây? 

A. Hành vi phạm tội bắt đầu trên lãnh thổ Việt Nam

B. Hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam

C. Hành vi phạm tội kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam

D. Hành vi phạm tội không thuộc một trong các trường hợp a, b, c nêu trên

Câu 6: Nhận định nào dưới đây về luật hình sự không đúng? 

A. Là một văn bản trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

C. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

D. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy

Câu 7: Luật hình sự có những nguyên tắc nào dưới đây?

A. Nguyên tắc pháp chế XHCN 

B. Nguyên tắc dân chủ XHCN 

C. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự 

D. Cả a, b, c đúng

Câu 8: Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự là gì?

A. Là Quan hệ xã hội giữa Nhà nước và chủ thể đã thực hiện tội phạm

B. Là quan hệ giữa người phạm tội với người bị hại

C. Là quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với người phạm tội

D. Cả a, b, c đều đúng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự 2
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự 2

Câu 9: Nhận định nào dưới đây về luật hình sự không đúng?

A. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Là một chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

C. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

D. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy

Câu 10: Luật hình sự có những nguyên tắc nào dưới đây? 

A. Nguyên tắc pháp chế XHCN

B. Nguyên tắc dân chủ XHCN

C. Nguyên tắc kết hợp hài hoà chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản

D. Cả a, b, c đúng

Câu 11: Các nguyên tắc của Luật hình sự Text. 

A. Nguyên tắc pháp chế XHCN

B. Nguyên tắc dân chủ XHCN

C. Nguyên tắc nhân đạo

D. Cả a, b, c đúng

Câu 12: Luật hình sự không có nguyên tắc nào dưới đây? 

A. Nguyên tắc pháp chế XHCN 

B. Nguyên tắc dân chủ XHCN

C. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

D. Nguyên tắc tự định đoạt

Câu 13: Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực hồi tố trong trường hợp nào?

A. Nếu áp dụng thì người phạm tội sẽ bị tăng mức hình phạt

B. Nếu áp dụng thì người phạm tội sẽ được giảm mức hình phạt

C. Nếu Bộ luật hình sự 1999 không quy định hành vi đó là tội phạm nhưng Bộ luật hình sự 2015 có quy định là tội phạm

D. Cả a, b, c sai

Câu 14: Bộ luật hình sự 2015 không có có hiệu lực trong trường hợp nào? 

A. Công dân Việt Nam phạm trên lãnh thổ Việt Nam

B. Người nước ngoài phạm trên lãnh thổ Việt Nam

C. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

D. Pháp nhân là tổ chức xã hội – nghề nghiệp phạm tội

Câu 15: Bộ luật hình sự không có hiệu lực 2015 chỉ có hiệu lực đối với đối tượng nào?

A. Công dân Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ lãnh thổ Việt Nam

B. Người nước ngoài được hưởng quyền miễm trừ tư pháp phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

C. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

D. Cả a, b, c đúng

Câu 16: Bộ luật hình sự có hiệu lực 2015 chỉ có hiệu lực đối với đối tượng nào?

A. Công dân Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

B. Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

C. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

D. Cả a, b, c đúng

Câu 17: Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác dựa trên những cơ sở nào?

A. Mặt nội dung chính trị xã hội

B. Mặt hình thức pháp lý

C. Mặt hậu quả pháp lý

D. Cả a, b, c đúng

Câu 18: Cấu thành tội phạm có đặc điểm nào dưới đây? 

A. Các dấu hiệu trong CTTP đều do luật định 

B. Các dấu hiệu trong CTTP có tính đặc trưng 

C. Các dấu hiệu trong CTTP có tính bắt buộc 

D. Cả a, b, c đúng

Câu 19: Tội phạm có những loại nào dưới đây? 

A. Tội phạm ít nghiêm trọng 

B. Tội phạm rất nghiêm trọng 

C. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng 

D. Cả a, b, c đúng

Khóa học tìm hiểu Luật Hình sự 2 online của Học viện đào tạo pháp chế ICA là cơ hội để bạn nắm vững kiến thức chuyên sâu về luật hình sự. Tham gia khóa học, bạn sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tiếp cận các bài giảng chi tiết, và bài tập thực hành hữu ích. Đăng ký ngay để nâng cao kiến thức, tự tin vượt qua các kỳ thi và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn pháp lý!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Hành vi nào được coi là đồng phạm trong tội phạm hình sự?

Đồng phạm trong tội phạm hình sự xảy ra khi có hai hoặc nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội phạm. Các thành viên tham gia vào đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức. Mỗi người đóng vai trò khác nhau nhưng đều phải chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm đã thực hiện.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời gian mà sau khi nó kết thúc, người phạm tội không còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Thời hiệu này tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm và có thể kéo dài từ 5 đến 20 năm kể từ ngày tội phạm được thực hiện.

Những tình tiết nào có thể làm tăng nặng trách nhiệm hình sự?

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bao gồm: tái phạm, phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội với trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ, v.v.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết