fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính phần 19

“Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính phần 19” tiếp tục đồng hành cùng bạn trong hành trình ôn tập và nâng cao kiến thức pháp luật. Bộ câu hỏi được xây dựng bám sát chương trình học, có đáp án và giải thích rõ ràng, giúp bạn dễ dàng hệ thống lại kiến thức và làm quen với dạng đề thi. Phù hợp cho sinh viên chuyên ngành luật, học viên ôn thi công chức, viên chức và những ai đang tìm kiếm tài liệu luyện tập chất lượng, hiệu quả.

Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính phần 19

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hanh-chinh-viet-nam?ref=lnpc

Câu 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân định kỳ như sau:
A. mỗi tuần ít nhất một ngày
B. mỗi tuần ít nhất hai ngày
C. mỗi tháng ít nhất hai ngày
D. mỗi tháng ít nhất một ngày

Câu 2: Anh A là công an xã H, Huyện K trong lúc làm việc không khống chế được cảm xúc đã hành hung anh B. Anh B có thể tố cáo hành vi của anh A tại:
A. UBND xã H
B. Trưởng công an xã H
C. Trưởng công an huyện H
D. Cả A và B

Câu 3: Thanh tra Chính phủ có:
A. Tổng Thanh tra Chính phủ.
B. Các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
C. Thanh tra viên.
D. Cả ba phương án trên.

Câu 4: Thời hiệu khiếu nại là bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính:
A. 30 ngày
B. 60 ngày
C. 90 ngày
D. 100 ngày

Câu 5: Chủ thể nào sau đây có thể làm đơn tố cáo:
A. Công dân
B. Viên chức
C. Công chức
D. Tổ chức

Câu 6: Trường hợp người tố cáo trình bày trực tiếp thì trách nhiệm của người tiếp nhận tố cáo là:
A. Ghi âm lời tố cáo
B. Ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản
C. Hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo
D. Cả B và C

Câu 7: Đâu KHÔNG phải là tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên:
A. Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra.
B. Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật.
C. Có ít nhất 03 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ một số trường hợp đặc biệt.
D. Thanh tra viên chuyên ngành phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó.

Câu 8: Người tố cáo có quyền rút:
A. Toàn bộ nội dung tố cáo trong mọi thời điểm
B. Một phần nội dung tố cáo trong mọi thời điểm
C. Toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo
D. Toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo bằng cách trực tiếp thông qua lời nói

Câu 9: Tố cáo được thể hiện qua các hình thức:
A. Bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp
B. Qua việc ghi âm
C. Tố cáo qua các băng ghi hình
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 10: Đâu là một giai đoạn của thủ tục hành chính:
a. Chuẩn bị.
b. Lấy lời khai.
c. Thu thập chứng cứ.
d. Xác minh năng lực hành chính của chủ thể.

Câu 11: Đâu là quyết định cá biệt:
a. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lấn chiếm vỉa hè của ông A.
b. Chỉ thị 05-CT/TW đẩy mạnh học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
c. Nghị quyết 12/2019/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021.
d. Cả 3 phương án trên.

Câu 12: Thủ tục hành chính được chia thành mấy giai đoạn:
a. Ba giai đoạn.
b. Bốn giai đoạn.
c. Năm giai đoạn.
d. Là một quá trình thống nhất không chia giai đoạn.

 Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính phần 19
Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính phần 19

Câu 13: Chủ thể nào là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính:
a. Công dân Việt Nam có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi hành chính.
b. Người bị xử lý vi phạm hành chính.
c. Cơ quan hành chính nhà nước.
d. Cả A và C.

Câu 14: Ông A và ông B đi ngược chiều xảy ra tai nạn, cảnh sát giao thông đến giải quyết và phát hiện ra ông A có nồng độ cồn quá mức cho phép và ông B đi ngược đường một chiều nên tiến hành xử phạt hành chính. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính trong tình huống trên là:
a. Ông A.
b. Ông A và ông B.
c. Cảnh sát giao thông.
d. Cả ba chủ thể trên.

Câu 15: Đâu là dấu hiệu của mặt chủ quan:
a. Lỗi.
b. Hành vi.
c. Hậu quả của hành vi.
d. Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.

Câu 16: Đâu là trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
a. CSGT phạt anh A điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm 150.000 đồng.
b. Công ty A vận chuyển hàng hóa gây tiếng động lớn, làm ồn ào trong khu dân cư lúc 2 giờ bị phạt 300.000 đồng.
c. Bà A lấn chiếm vỉa hè bị phạt 300.000 đồng.
d. Cả A và B.

Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính:
a. Đối tượng áp dụng đều là công dân Việt Nam.
b. Đối tượng áp dụng đều là cá nhân, tổ chức hoạt động tại Việt Nam.
c. Hình phạt cao nhất là tử hình.
d. Đều có hình thức xử lý, gồm: hình phạt chính, hình phạt bổ sung cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm.

Câu 18: Hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng trong trường hợp nào sau đây:
a. Cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 trở lên.
b. Cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 trở lên đang gặp khó khăn.
c. Cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt.
d. Cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt và có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định phạt tiền.

Câu 19: Có mấy thủ tục xử lý vi phạm hành chính:
a. Hai loại.
b. Ba loại.
c. Bốn loại.
d. Không thống kê được.

Câu 20: Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có quyền:
a. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
b. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
c. Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
d. Phạt tiền đến 60.000.000 đồng.

Câu 21: Thời hiệu xử lý hành vi lấn chiếm vỉa hè của bà A để bán nước giải khát được tính:
a. Từ thời điểm bà A có ý định thực hiện hành vi vi phạm.
b. Từ thời điểm bà A bắt đầu thực hiện hành vi vi phạm.
c. Từ thời điểm phát hiện ra bà A thực hiện hành vi vi phạm.
d. Từ thời điểm bà A đông khách.

Câu 22: Công ty A bị phạt tiền 300.000.000 đồng, công ty này có làm đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần và được chấp thuận. Công ty A phải nộp tiền như thế nào để đúng quy định của pháp luật:
a. Nộp phạt trong 6 tháng, không giới hạn số lần, mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu 150 triệu.
b. Nộp phạt 3 lần trong 6 tháng, không quy định mức nộp phạt tối thiểu lần thứ nhất.
c. Nộp phạt 3 lần trong 6 tháng, mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu 120 triệu.
d. Nộp phạt 4 lần trong 6 tháng, mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu 120 triệu.

Câu 23: Anh A bị phạt tiền 80.000.000 đồng, anh này có làm đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần và được chấp thuận. Anh A phải nộp tiền như thế nào để đúng quy định của pháp luật:
a. Nộp phạt trong 6 tháng, mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu 40 triệu.
b. Nộp phạt 3 lần trong 6 tháng, không quy định mức nộp phạt tối thiểu lần thứ nhất.
c. Nộp phạt 3 lần trong 6 tháng, mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu 32 triệu.
d. Nộp phạt 4 lần trong 6 tháng, mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu 32 triệu.

Câu 24: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp A trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là:
a. 02 năm.
b. 03 năm.
c. 04 năm.
d. 05 năm.

Câu 25: Có mấy loại quyết định hành chính theo hình thức thể hiện:
a. Hai loại.
b. Ba loại.
c. Bốn loại.
d. Năm loại.

Câu 26: Có mấy loại quyết định hành chính được phân loại theo chủ thể ban hành:
a. Hai loại.
b. Ba loại.
c. Bốn loại.
d. Năm loại.

Câu 27: Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính là:
a. Dự thảo quyết định/ Trình dự thảo/ Truyền đạt quyết định.
b. Dự thảo quyết định/ Thẩm định dự thảo/ Trình dự thảo/ Truyền đạt dự thảo.
c. Sáng kiến ban hành quyết định/ Dự thảo quyết định/ Trình dự thảo/ Truyền đạt quyết định.
d. Sáng kiến ban hành quyết định/ Dự thảo quyết định/ Thẩm định dự thảo/ Trình dự thảo.

Câu 28: Ông A gửi đơn khiếu nại Công ty sản xuất bao bì B với hành vi gây ô nhiễm môi trường đến Sở Tài nguyên và Môi trường. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính là:
a. Ông A.
b. Công ty B.
c. Sở Tài nguyên và Môi trường.
d. Cả A và B.

Câu 29: Chủ thể nào là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính:
a. Công dân Việt Nam có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi hành chính.
b. Người bị xử lý vi phạm hành chính.
c. Cơ quan hành chính nhà nước.
d. Cả A và C.

Câu 30: Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Chế độ xử phạt chủ yếu của vi phạm dân sự và vi phạm hành chính là đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm.
b. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và vi phạm dân sự đều là Tòa án.
c. Vi phạm hành chính có thể được xử lý bởi nhiều cơ quan khác nhau nhưng vi phạm dân sự chỉ Tòa án mới có thẩm quyền xử lý.
d. Không có nhận định nào đúng.

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.