fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính phần 17

Tiếp nối chuỗi ôn tập Luật Hành chính, phần 17 mang đến cho bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm chuyên sâu, có đáp án kèm giải thích chi tiết. Tài liệu “Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính phần 17” giúp người học nắm vững kiến thức trọng tâm, rèn luyện kỹ năng làm bài hiệu quả, đặc biệt phù hợp cho sinh viên luật, học viên ôn thi công chức, viên chức. Cùng luyện tập và nâng cao tư duy pháp lý qua các tình huống thực tiễn được lồng ghép khéo léo trong từng câu hỏi!

Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính phần 17

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hanh-chinh-viet-nam?ref=lnpc

Câu 1: Những nguyên tắc đặc thù của tố tụng hành chính:
A. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Tòa án không tiến hành hòa giải đối với các vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.
B. Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án sau khi đã được cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính giải quyết. Tòa án không tiến hành hòa giải đối với các vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.
C. Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án sau khi đã được cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính giải quyết. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.
D. Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án sau khi đã được cơ quan nhà nước, người đã quyết định hành chính giải quyết. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Tòa án không tiến hành hòa giải đối với các vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.

Câu 2: Nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước là:
A. Tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính nhà nước có nội dung là các tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
B. Tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ hành chính nhà nước.
C. Tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính nhà nước để thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Câu 3: Các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước được ghi nhận trong:
A. Luật hành chính
B. Hiến pháp
C. Các văn bản luật, dưới luật
D. Cả A, B, C đúng

Câu 4: Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước chịu sự chi phối của:
A. Điều kiện về chính trị
B. Điều kiện về giai cấp
C. Điều kiện về xã hội
D. Cả A, B, C đúng

Câu 5: Các hình thức tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động gồm:
A. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
B. Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở
C. Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
D. Cả A, B, C đúng

Câu 6: Điều 35 Luật tổ chức Chính phủ quy định “Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết…” Đây là biểu hiện của nguyên tắc:
A. Tập trung dân chủ
B. Thủ trưởng lãnh đạo kết hợp với thủ trưởng
C. Thủ trưởng lãnh đạo
D. Tập thể lãnh đạo

Câu 7: Chỉ có hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới là hình thức quản lý hành chính nhà nước.
A. Đúng
B. Sai

Câu 8: Đâu là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước:
A. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
B. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
C. Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý
D. Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp

Câu 9: Hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là:
A. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
B. Thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kỹ thuật
C. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
D. Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp

Câu 10: Khi quản lý hành chính nhà nước bằng các hoạt động áp dụng pháp luật khác thì cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải ban hành văn bản áp dụng pháp luật:
A. Đúng
B. Sai

Câu 11: Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là:
A. Cách thức thực hiện các chức năng của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
B. Cách thức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
C. Cách thức tác động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lý.
D. Cách thức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, cách thức tác động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết.

Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính phần 17
Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính phần 17

Câu 12: Phương pháp quản lý hành chính nhà nước bao gồm:
A. Phương pháp thuyết phục
B. Phương pháp cưỡng chế
C. Phương pháp hành chính
D. Cả A, B, C đúng

Câu 13: Trường hợp nào sau đây không là hình thức quản lý hành chính nhà nước:
A. Chính phủ trình dự án luật ra quốc hội
B. Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
C. Chủ tịch UBND ra quyết định xử phạt
D. UBND ban hành quyết định

Câu 14: Thủ tục hành chính là:
A. Các bước đã xây dựng ra một quy phạm pháp luật hành chính
B. Các bước để ban hành ra một văn bản áp dụng pháp luật hành chính
C. Cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Câu 15: Chỉ có một thủ tục duy nhất được xây dựng để tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước:
A. Đúng
B. Sai

Câu 16: Thủ tục hành chính được dùng để:
A. Tổ chức, điều hành các hoạt động nội bộ của bộ máy nhà nước
B. Trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến quyền, lợi ích của các cá nhân
C. Trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến quyền, lợi ích của tổ chức trong xã hội
D. Cả A, B, C đúng

Câu 17: Thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định:
A. Đúng
B. Sai

Câu 18: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền tự đưa ra các quy định về thủ tục hành chính: A. Đúng
B. Sai

Câu 19: Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là:
A. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính
B. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính
C. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính

Câu 20: Thủ tục hành chính bao gồm:
A. Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật
B. Thủ tục giải quyết các công việc cụ thể
C. Thủ tục hành chính nội bộ
D. Cả A, B, C đúng

Câu 21: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất nước mắm nhà ông T có hàm lượng Asen trong nước mắm vượt mức cho phép là:
a. 01 năm.
b. 02 năm.
c. 03 năm.
d. 04 năm.

Câu 22: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty A có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của công ty B là:
a. 01 năm.
b. 02 năm.
c. 03 năm.
d. 04 năm.

Câu 23: Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng hình thức nào sau đây:
a. Nói.
b. Hiệu lệnh.
c. Văn bản.
d. Cả ba phương án trên.

Câu 24: Trường hợp nào sau đây được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính:
a. A 15 tuổi đã bị phạt cảnh cáo vì hành vi điều khiển xe mô tô và đã 07 tháng không tái phạm.
b. Tháng 2 năm 2018 ông B bị phạt tiền vì hành vi đi ngược đường một chiều và đến tháng 12/2018 không tái phạm.
c. Tháng 3/2018 công ty C bị phạt tiền vì hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu và đến tháng 2/2019 không tái phạm.
d. Không có trường hợp nào.

Câu 25: Trường hợp nào sau đây được áp dụng tình tiết giảm nhẹ:
a. Ông A đi ngược đường một chiều gây tai nạn đã nhanh chóng đưa người bị nạn đi chữa trị, chịu mọi khoản viện phí và bồi thường thiệt hại.
b. Công ty A sản xuất thạch rau câu xả thải quá mức cho phép ra lòng sông nhưng với tần suất thấp.
c. Thanh niên A trộm tiền của quán tạp hóa gần nhà vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không có đủ tiền tiêu vặt.
d. Cả A và B.

Câu 26: Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là:
a. 05 ngày kể từ ngày lập biên bản.
b. 07 ngày kể từ ngày lập biên bản.
c. 10 ngày kể từ ngày lập biên bản.
d. 15 ngày kể từ ngày lập biên bản.

Câu 27: Công ty B bị phạt tiền 100 triệu đồng vì hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan nào có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính công ty B:
a. Chủ tịch UBND huyện.
b. Chủ tịch UBND tỉnh.
c. Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
d. Cả B và C.

Câu 28: Trường hợp nào sau đây được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính:
a. Tháng 1/2018 A 15 tuổi đã bị phạt cảnh cáo vì hành vi điều khiển xe mô tô và đến tháng 6/2018 tháng không tái phạm.
b. Tháng 1/2018 B bị phạt tiền vì hành vi gây rối nơi công cộng và đến tháng 12/2018 không tái phạm.
c. Tháng 1/2018 C bị phạt tiền vì hành vi bạo lực gia đình và đến tháng 1/2019 không tái phạm.
d. Tháng 1/2018 D trở về từ cơ sở cai nghiện bắt buộc và đến 6/2019 không tái phạm.

Câu 29: Trong phiên tòa xét xử ly hôn, A vô cùng bức xúc trước sự trình bày của vợ nên đã gào thét, mắng chửi gây rối trật tự tại phiên tòa. Hành vi này có mức phạt tiền vi phạm hành chính là:
a. từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
b. từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
c. từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d. từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Câu 30: Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do cơ quan nào hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động:
a. Hội đồng nhân dân cùng cấp.
b. Ủy ban nhân dân cùng cấp.
c. Ban thanh tra cấp trên.
d. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Câu 31: Thanh tra được phân thành ba loại là:
a. Thanh tra hành chính, thanh tra Nhà nước và thanh tra chuyên ngành.
b. Thanh tra hành chính, thanh tra dân sự, thanh tra hình sự.
c. Thanh tra hành chính, thanh tra kinh tế, thanh tra xã hội.
d. Thanh tra Chính Phủ, thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ, thanh tra chính quyền địa phương.

Câu 32: Quy trình nghiệp vụ thanh tra diễn ra thông qua bao nhiêu giai đoạn:
a. 02.
b. 03.
c. 04.
d. 05.

Câu 33: Thời hiệu khiếu nại là bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính:
a. 30 ngày
b. 60 ngày
c. 90 ngày
d. 100 ngày

Câu 34: Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là bao nhiêu năm:
a. 01 năm.
b. 02 năm.
c. 03 năm.
d. 05 năm.

Câu 35: Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ người tố cáo:
a. 02
b. 03
c. 04
d. 05

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.